Ngày Tết bạn cần lưu ý những thực phẩm đã chế biến không nên để qua đêm
8 thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm
Cách uống rượu, bia làm sao cho an toàn trong những ngày Tết
Lý do bạn không nên bỏ qua hạt dẻ cười trong dịp Tết
Thời tiết ngày Tết Dương lịch 2020: Bắc Bộ và Trung Bộ mưa rét
Rau lá xanh
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), các loại rau lá xanh như súp lơ, rau bina (rau chân vịt, cải bó xôi), cải ngọt, bông cải xanh, cần tây... chứa nhiều nitrat hơn các loại rau khác. Nó sẽ tạo ra nhiều nitrit hơn sau một đêm bảo quản, dù có đun nóng lại cũng không loại bỏ được hàm lượng nitrit này.
Theo các bác sỹ, khi vào cơ thể, chất này sẽ biến đổi thành nitrosamine. Nếu ăn một lượng vừa phải sẽ gây ngộ độc, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều hoặc thường xuyên, nitrosamine trong thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Salad trộn
Ngay cả khi bảo quản trong tủ lạnh, món salad vẫn có thể bị nấm mốc và biến chất
Salad là sự kết hợp của rất nhiều nguyên liệu, có thể là thịt, giấm, ớt, đường, nước mắm… Nếu để qua đêm, đây sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây hại cho đường ruột hoặc ngộ độc.
Khoai tây
Khoai tây là loại rau củ bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu để quá 12 giờ, không những chất dinh dưỡng quý trong khoai bị mất đi mà còn sinh các chất độc, gây đầy hơi và khó tiêu cho người ăn.
Ngoài ra, để tránh ngộ độc solanin có trong khoai tây, bạn cần tránh ăn những củ khoai đã mọc mầm hay những củ có vỏ đã chuyển sang màu xanh, những củ đã đào khỏi mặt đất quá lâu.
Nấm, mộc nhĩ
Nấm và mộc nhĩ chỉ thực sự ngon và tốt cho sức khỏe nếu ăn trong ngày. Khi để qua đêm, thành phần protein phức tạp trong những loại thực phẩm này có thể gây hại cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nấm và mộc nhĩ cũng chứa nhiều nitrat, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nitrosamine nguy hiểm.
Để nhận được những lợi ích lớn nhất từ việc ăn những loại thực phẩm kể trên, tốt nhất bạn nên ăn trong vòng 4 giờ sau khi chế biến. Phương pháp tốt nhất để chế biến là hấp, luộc. Các gia đình cũng lưu ý đảm bảo vệ sinh ATTP trong dịp Tết, thực phẩm hữu cơ không chứa hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, phân bón hóa học...) sẽ là sự lựa chọn an toàn cho sức khỏe.
Ngộ độc thực phẩm thường có những biểu hiện thông qua các triệu chứng xảy ra sau khi ăn uống như: Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tê môi, tiêu chảy... Ngộ độc thực phẩm nhẹ có thể xử trí ở nhà bằng cách cố gắng nôn hết thức ăn đã ăn, uống nước muối pha loãng theo tỷ lệ 2 muỗng (thìa) muối/ cốc nước (250ml). Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nặng thì nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất trước khi quá muộn.
Bình luận của bạn