Té ngã ở người già thường gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn người trẻ tuổi
Con người có thể sống tới 200 tuổi?
Chăm sóc sức khỏe người về hưu
Người cao tuổi "lao đao" vì nắng nóng
Khi nào cần đưa người cao tuổi đi khám viêm thanh quản?
Vì sao người cao tuổi hay bị ngã?
Theo thời gian chức năng của cơ quan vận động ở người cao tuổi giảm đi rõ rệt. Cơ teo và yếu, bộ phận thần kinh kiểm soát dáng đi bị kém hoạt động nên kém phản ứng với các tình huống xảy ra trong sinh hoạt. Chứng té ngã ở người cao tuổi còn liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não. Khi tuổi cao, do các cơ quan bị lão hóa nên việc đưa máu lên não nhiều khi không diễn ra bình thường như lúc trẻ. Chính việc máu đưa lên não chậm khiến cho người cao tuổi bị hoa mắt, chóng mặt.
Ngoài ra, người cao tuổi hay bị té ngã còn do một số nguyên nhân sau:
Do mắc bệnh: Người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính liên quan đến cơ quan vận động như thoái hóa khớp, viêm khớp khiến cho việc đi lại khó khăn và càng dễ bị ngã hơn.
Do điều kiện sống: Ngoài ra, nơi ở, điều kiện sống không an toàn như nhà chật chội, nền trơn, thiếu ánh sáng, thiếu thông thoáng, nuôi súc vật nhiều... dễ tác động gây tai nạn cho người cao tuổi.
Người già thường dễ bị ngã do mắc các bệnh như thoái hóa khớp, viêm khớp
Do sử dụng một số loại thuốc: Một vài loại thuốc hoặc phương pháp điều trị kết hợp với thuốc, có thể gây ra những tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt và buồn ngủ ở người già, khiến họ đối diện với nhiều nguy cơ bị té ngã.
Phòng tránh té ngã ở người cao tuổi như thế nào?
Để phòng tránh ngã, người cao tuổi cần phối hợp nhiều biện pháp như:
- Sắp xếp bố trí nơi ở sao cho thuận tiện và phù hợp với sức khỏe người cao tuổi. Nhà cửa phải thông thoáng, chống trơn nền nhà và đặt thảm ở những nơi nền trơn ướt, trong nhà vệ sinh để phòng bị trượt.
- Nên bố trí nhà vệ sinh gần phòng ngủ; Đảm bảo trong nhà đủ ánh sáng, lắp thêm đèn ở những chỗ đi lại bị tối; Không thả súc vật như chó, mèo trong nhà; Tránh để trẻ em nô đùa xô đụng người già ngã.
- Giày dép cho người cao tuổi phải vừa chân, đế thấp, nhẹ, mềm và dễ xỏ chân; Nên có dụng cụ trợ giúp khi đi lại như gậy, ba toong, ghế đi, đặc biệt cần cho những người cao tuổi mắt kém, bị bệnh khớp, yếu cơ.
- Người cao tuổi cần tập luyện vừa phải, có chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng loãng xương và suy dinh dưỡng. Tập luyện làm cơ rắn chắc hơn, giữ thăng bằng tốt hơn khi đi lại. Người cao tuổi nên đi khám sức khỏe và tư vấn bác sỹ để lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp với sức khỏe của mình.
- Xem lại các thuốc đã dùng. Nếu người cao tuổi đang dùng các thuốc như benzodiazepin, thuốc an thần, hạ huyết áp thì phải giảm liều, thậm chí tạm ngừng thuốc. Hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc dược sỹ về việc làm thế nào để giảm tác dụng phụ cũng như giảm sự tương tác giữa các loại thuốc điều trị đối với sức khỏe người cao tuổi.
Bình luận của bạn