Những loại thuốc và thực phẩm chức năng dễ tương tác với caffeine

Caffeine có thể tương tác với thuốc và thực phẩm chức năng gây hại cho sức khỏe

5 lý do để bạn từ bỏ caffeine ngay từ hôm nay!

Caffeine giúp làm chậm sự phát triển bệnh Parkinson

5 cách để vượt qua cơn nghiện caffeine

5 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang nghiện caffeine

Liều lượng caffeine an toàn

400mg caffeine mỗi ngày là an toàn đối với hầu hết người lớn khỏe mạnh. Đó là lượng caffeine có trong khoảng 4 tách cà phê pha, 10 lon coca hoặc 2 lon đồ uống tăng lực.

Mặc dù caffeine an toàn đối với người lớn, chúng không tốt cho trẻ em. Thanh thiếu niên cũng nên hạn chế caffeine, không nên nạp quá 100mg caffeine mỗi ngày.

Trẻ em không nên uống cà phê

Ở những người trưởng thành, sử dụng caffeine có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Caffeine không tốt cho những người bị nhạy cảm với tác dụng phụ của chúng và những người đang sử dụng một số loại thuốc nhất định.

Nạp nhiều caffeine mỗi ngày – từ 500 đến 600mg/ngày – có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Mất ngủ, căng thẳng, bồn chồn, cáu gắt, đau dạ dày, tim đập nhanh, run cơ bắp…

Một số người có thể nhạy cảm hơn với caffeine. Nếu bạn bị nhạy cảm với tác động của caffeine thì chỉ cần 1 lượng nhỏ - 1 tách cà phê hoặc trà thì đều có thể gây ra những tác dụng phụ như bồn chồn và khó ngủ.

Những người không thường xuyên uống cà phê bị nhạy cảm hơn với tác dụng tiêu cực của chúng. Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể với caffeine như cân nặng cơ thể, độ tuổi, sử dụng thuốc và bệnh lý như rối loạn lo âu. Nghiên cứu chỉ ra rằng đàn ông nhạy cảm hơn với tác động của caffeine so với phụ nữ

 Những loại thuốc và thực phẩm chức năng có thể tương tác với caffeine

Thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh kháng khuẩn như Ciprofloxacin (Cipro) và norfloxacin (Noroxin) có thể cản trở sự phân hủy của caffeine. Chúng có thể làm tăng thời gian caffeine lưu lại trong cơ thể và gia tăng tác dụng phụ không mong muốn.

Theophylline: Thuốc giãn cơ trơn phế quản Theophylline (Theo-24, Elixophyllin…) có thể tương tác với caffeine. Khi dùng chúng với những thực phẩm và đồ uống chứa caffeine có thể làm tăng nồng độ theophylline trong máu. Chúng có thể gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa và tim đập nhanh.

Echinacea làm tăng nồng độ caffeine trong máu

- Cây cúc dại (echinacea): Thảo dược thường được sử dụng để ngăn ngừa cảm lạnh hoặc các nhiễm trùng có thể làm tăng nồng độ caffeine trong máu và làm tăng tác dụng phụ khó chịu của caffeine.

Bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ hoặc dược sỹ xem liệu caffeine có tương tác với loại thuốc bạn đang sử dụng hay không. Họ có thể tư vấn bạn giảm bớt liều lượng hoặc loại bỏ caffeine ra khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Hoài Thương H+ (Theo Mayoclinic.org)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng