- Chuyên đề:
- Sốt xuất huyết
Biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết quan trọng nhất là diệt muỗi
Vệ sinh nhà cửa thế nào để ngăn ngừa muỗi?
Tự làm dung dịch chống muỗi đề phòng sốt xuất huyết
Trẻ đã mắc tay chân miệng có bị lại không?
Cảnh báo bệnh quai bị quay trở lại trong mùa nóng
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh lưu hành hàng năm, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh. Thông thường, cứ sau khoảng 4 năm dịch lại bùng phát mạnh ở miền Bắc. Đợt dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh gần nhất là năm 2017, khiến 30 trường hợp tử vong. Theo quy luật, năm 2021 đúng vào chu kỳ đó, tiềm ẩn nguy cơ sốt xuất huyết sẽ bùng phát thành dịch.
Theo cảnh báo của các chuyên gia, mùa Hè là thời điểm các loài muỗi truyền bệnh sinh sôi với số lượng lớn. Do đó, các địa phương và người dân cần chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết để không xảy ra tình trạng “dịch chồng dịch” trong mùa Hè.
Ngoài các chiến dịch phun thuốc diệt muỗi do địa phương tổ chức, người dân có thể thuê dịch vụ hoặc tự mua thuốc để diệt muỗi tại nơi cư trú. Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm diệt muỗi đều là hóa chất có thể gây kích ứng, đặc biệt khi trong gia đình có người già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Dưới đây là những lưu ý khi tiến hành phun thuốc diệt muỗi tại hộ gia đình:
Chọn thuốc diệt muỗi được Bộ Y tế cấp phép
Sử dụng thuốc diệt muỗi được bán tại các cơ sở uy tín
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm diệt muỗi giả, chứa hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người sử dụng. Thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế cấp phép sử dụng để diệt muỗi và xử lý dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam là nhóm thuốc gốc Pyrethrine, trong đó có thành phần như Permethrin 50EC. Bạn cần pha thuốc diệt muỗi đúng liều lượng hướng dẫn trên bao bì để đạt hiệu quả tối ưu.
Chuẩn bị trước khi phun
Thuốc diệt côn trùng tác động tới hệ thần kinh của muỗi, do đó chỉ có thể diệt được muỗi vằn trưởng thành tại thời điểm phun. Để hiệu quả được lâu dài, bạn cần chủ động mở tất cả các cửa ra vào, vệ sinh nhà cửa, loại bỏ những ổ nước đọng là môi trường sống của loăng quăng, bọ gậy.
Bạn cũng cần che đậy thực phẩm, đậy kín các dụng cụ chứa nước, dọn dẹp đồ dùng trong nhà gọn gàng để thuốc không dính vào các vật dụng này. Vật nuôi, đặc biệt là cá cảnh nên được đưa ra khỏi nhà trước khi phun thuốc.
Trong khi phun thuốc
Người phun thuốc cần chuẩn bị các dụng cụ bảo hộ như găng tay, khẩu trang
Người thực hiện phun thuốc cần đeo găng tay và khẩu trang, tránh để thuốc tiếp xúc với da và mắt. Trong quá trình phun thuốc, bạn nên phun giật lùi (từ phòng sâu nhất ra phòng khách, cuối cùng là khu vực vườn), đồng thời không phun hóa chất diệt muỗi vào thực phẩm, nguồn nước.
Các thành viên còn lại trong gia đình tạm rời khỏi nhà và tuyệt đối không đi theo sau nhân viên phun thuốc.
Không nên vào nhà ngay sau khi phun thuốc diệt muỗi
Sau khi phun thuốc xong, bạn cần tạm rời khỏi khu vực phun thuốc để thuốc khô và tránh hít phải hóa chất. Trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch nên ở ngoài từ 1-2 giờ rồi mới vào nhà.
Khi thuốc đã khuếch tán bớt, bạn nên lau dọn lại nhà cửa, đồ dùng trước khi sử dụng nhằm đảm bảo an toàn.
Xử trí khi ngộ độc hóa chất diệt muỗi
Nếu thuốc diệt muỗi dính vào da, bạn cần cởi bỏ quần áo, giày bị dính hóa chất và tắm rửa sạch sẽ với xà phòng ngay lập tức.
Trong trường hợp hóa chất dính vào mắt, bạn cần rửa thật sạch dưới vòi nước và đi khám nếu thấy biểu hiện rát đỏ. Với người tiếp xúc với thuốc qua đường tiêu hóa, gia đình hãy cho nạn nhân súc miệng nhiều lần với nước sạch và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu kịp thời. Tốt nhất, người thân cần mang theo nhãn, bao bì hóa chất diệt muỗi để bác sỹ có hướng xử lý đúng nhất.
Bình luận của bạn