Thực phẩm giúp vơi đi mệt mỏi

Vitamin nhóm B cần thiết cho hệ thần kinh và tim mạch

Photo: 8 loại vitamin không thể bỏ qua

Vai trò của các vitamin B trong cơ thể

Vitamin C bảo vệ cơ thể như thế nào?

Vitamin E và aspirin sẽ hạn chế xơ vữa động mạch

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C

Với dân văn phòng, vitamin C là “vệ sỹ”, tái tạo năng lượng lao động hiệu quả và chống lại nhiều vấn đề khác như mất nước, giảm đề kháng, lão hóa, khô da… ThS.BS Đào Thị Yến Phi - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM khuyến cáo: “Nhu cầu vitamin C hàng ngày cho người trưởng thành vào khoảng 70 - 100mg. Những người làm công việc căng thẳng kéo dài, người hút thuốc lá (cả người hút chủ động lẫn người phải hít khói thụ động) có nhu cầu cao hơn từ 150mg – 180 mg vitamin C mỗi ngày”. Các đối tượng làm công việc văn phòng khó tuân thủ theo thực đơn nhất định, có thể tham khảo nguồn thực phẩm bổ sung vitamin C gần gũi sau đây:


Trái cây giàu vitamin C: Ổi cung cấp gấp 4 lần hàm lượng vitamin C so với cam. Chính vì thế, loại thực phẩm này nên hiện diện thường xuyên trong đĩa trái cây ăn xế hoặc tráng miệng của công sở. 

Rau lá hoặc rau củ nên được chú trọng trong bữa ăn hàng ngày. Không chỉ cung cấp chất xơ với thành phần và hàm lượng cao mà nhiều loại rau còn là nguồn vitamin C dồi dào như rau muống, ớt chuông, cải xoăn, giá đỗ, rau ngót…

Nhóm thực phẩm giàu Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B là các chất xúc tác quan trọng giúp chất bột đường chuyển hoá thành năng lượng cung cấp cho cơ thể, cần thiết cho hệ thần kinh và hệ tim mạch. Thiếu các loại vitamin nhóm B sẽ dẫn đến các bệnh lý tim mạch, phù, suy nhược cơ thể, tổn thương da và tóc… ThS.BS Đào Thị Yến Phi lưu ý là các loại vitamin B dự trữ trong cơ thể rất ít, thường chỉ đủ dùng trong vòng vài ba ngày, nên cần bổ sung vitamin B hàng ngày thông qua các loại từ thực phẩm như:

Vitamin B1 có nhiều trong thịt lợn, lòng đỏ trứng, ngũ cốc ăn cả vỏ… Bổ sung đầy đủ vitamin B1 giúp các nhóm cơ hoạt động nhịp nhàng và tay chân cử động linh hoạt, hiệu quả, chống lại bệnh phù hoặc tê tay chân. Vitamin B1 còn giúp cân bằng hệ thần kinh, giữ cho tinh thần ổn định. 

Vitamin B2 có nhiều trong ngũ cốc, đậu, hạt, thịt, chuối, táo, sữa, trứng, các loại rau màu xanh thẫm. Bổ sung vitamin B2 ngoài tác dụng ngăn ngừa nhiều bệnh viêm nhiễm, còn hạn chế đau đầu, các bệnh về mắt thường gặp ở dân văn phòng. Nữ giới cần 1,1mg Vitamin B2 mỗi ngày và nam giới cần bổ sung 1,3mg vitamin B2 mỗi ngày. Nhu cầu vitamin B2 tăng cao hơn trong thời gian mang thai và cho con bú.

Vitamin B5 giúp tái tạo da, tóc và giữ ổn định cho sự phát triển các chức năng của hệ thần kinh trung ương. Thiếu hụt vitamin B5 có thể làm giảm hiệu quả công việc do đau nhức đầu, chóng mặt, các cơ bị suy yếu. Bổ sung vitamin B5 với các loại thực phẩm: Nấm, trứng, hạt điều, thịt gà, bò…

Vitamin B6: Thể trạng mệt mỏi, kiệt sức, da khô, đau đầu, giảm thính lực… có thể là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu vitamin B6. Vì chất này còn quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm như thiếu máu, ung thư… Chuối và các loại rau tươi là “kho” vitamin B6 dồi dào. Thức ăn khi nấu chín như rau đã luộc có thể mất đi đến 80% hàm lượng vitamin B6.

Vitamin B9 còn được biết với tên gọi phổ biến là acid folic, có nhiều trong các loại rau xanh đậm như diếp, súp lơ, bó xôi, ngũ cốc, măng tây, trứng, cá, gan động vật. Acid folic tham gia vào nhiều hoạt động của hệ thần kinh và có vai trò quan trọng trong quá trình tạo tế bào hồng cầu, việc bổ sung đầy đủ vi chất này giúp cho tinh thần tỉnh táo và hoạt động trí não hiệu quả.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng