Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm xoang cho trẻ

Khi trẻ bị ho, sổ mũi kéo dài thì cha mẹ nên đưa con đi khám bác sỹ

Viêm xoang ở trẻ dễ gây mù mắt, viêm não

5 cách dùng tinh dầu trị viêm xoang siêu an toàn cho trẻ

Trẻ viêm mũi kéo dài chẳng mấy mà bị viêm xoang

Trẻ bị viêm xoang nên ăn uống như thế nào?

Làm thế nào để biết con bị viêm xoang?

Viêm xoang có thể gặp ở trẻ em kể cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên tỷ lệ rất hiếm, khoảng 0,1% trong tổng số các bệnh nhân bị viêm xoang và viêm xoang ở trẻ sơ sinh chủ yếu là viêm hệ thống xoang sàng. Viêm xoang ở trẻ nhỏ thường bắt đầu từ các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Những trẻ có cơ địa dị ứng hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, phải hút khói thuốc lá thụ động, hơi khói của các khu công nghiệp, bếp than… thường có nguy cơ bị viêm xoang cao hơn những trẻ khác. 

Viêm xoang ở trẻ thường dễ nhầm với cảm cúm, viêm mũi dị ứng

Nếu con bạn bị cảm lạnh kéo dài, rất có thể hệ lụy kéo theo sẽ là nhiễm trùng xoang (viêm xoang). Trẻ em bị dị ứng đường hô hấp, mặc dù không sốt hay có triệu chứng nào khác cũng có thể dẫn tới viêm xoang. 

Trong trường hợp bị viêm xoang, con bạn có thể gặp các triệu chứng sau đây: 

- Tắc nghẽn mũi kéo dài đến 10 ngày hoặc lâu hơn.

- Dịch mũi màu vàng hoặc xanh lá cây.

- Ho trong ngày, ho nhiều vào ban đêm. 

- Sưng xung quanh mũi và mắt.

- Đau ở xương hàm hoặc phía sau trán, mũi.

- Liên tục sốt nhẹ.

Điều trị viêm xoang cho trẻ như thế nào?

Nguyên tắc điều trị viêm xoang là giảm triệu chứng, kiểm soát nhiễm trùng, điều trị đảm bảo an toàn cho trẻ... Các phương pháp điều trị nội khoa thường được áp dụng cho trẻ là: Thuốc kháng sinh, thuốc chứa thành phần corticoid tại chỗ để giảm phù nề niêm mạc mũi xoang; Làm ẩm mũi, làm lỏng dịch tiết mũi giúp trẻ dễ thở hơn.

Viêm xoang ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cũng có thể gây các biến chứng như đau nhức đầu, luôn có cảm giác chất nhầy chảy ra phía sau thành họng. Đặc biệt, ở trẻ em, xoang dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dẫn đến biến chứng nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều như áp xe mắt, viêm não, viêm tai giữa… Trong đó, phổ biến nhất là các biến chứng ở mắt.

Không điều trị sớm viêm xoang có thể gây ra nhiều biến chứng cho trẻ

Để tránh biến chứng viêm xoang ở trẻ, phụ huynh cần nhớ những lưu ý sau khi chăm sóc trẻ:

- Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Việc làm này tuy đơn giản nhưng rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng.

- Khi nghi trẻ mắc bệnh về tai, mũi, họng nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt, để được điều trị dứt điểm, không để trẻ mắc bệnh kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần như: Viêm VA, viêm amidan, viêm mũi, họng… 

- Viêm xoang ở trẻ thường khó phát hiện hơn người lớn vì vậy cha mẹ thường nhầm bệnh viêm xoang ở trẻ với các bệnh khác. Nhiều cha mẹ khi thấy con ho, sốt, sổ mũi thì chỉ mua thuốc về điều trị sổ mũi cho con. Đến khi con bị chảy nước mũi xanh, ăn uống hay nôn cha mẹ đưa con tới bệnh viện mới biết bé bị viêm xoang.

- Khi trẻ bị sốt, ho, sổ mũi, nên đưa con đi khám. Khi trẻ đã được chẩn đoán viêm xoang, cần kiên trì điều trị dứt điểm. Ngoài ra, trẻ cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều trái cây, rau xanh và tập luyện thể dục để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ