Phương pháp hỡ trợ điều trị ADHD - tăng động không cần thuốc
Bạn bị hiếu động hay tăng động?
Trẻ hiếu động hay… bệnh?
Hiếu động, nghịch ngợm - Cẩn thận là bệnh!
Chứng hiếu động quá mức ở trẻ
ADHD là bệnh gì?
ADHD (Hội chứng tăng động giảm chú ý - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là sự rối loạn chức năng hoạt động, hiếu động thái quá và giảm khả năng tập trung chú ý thường thấy ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vẫn ghi nhận nhiều trường hợp ADHD ở người lớn.
Đối với trẻ nhỏ, cần phải điều trị ngay khi phát hiện những triệu chứng ADHD để đề phòng những ảnh hưởng không nhỏ tới tâm sinh lý của chúng.
Các phương pháp điều trị ADHD
Phác đồ điều trị ADHD ở trẻ nhỏ vẫn luôn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn. Giữa bác sỹ, chuyên gia và phụ huynh vẫn còn nhiều trăn trở trong việc có nên điều trị bằng thuốc cho trẻ, nhất là đối với trẻ dưới 4 tuổi. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo chỉ nên điều trị ADHD cho trẻ từ 4 - 18 tuổi.
Ví dụ điển hình như thuốc Ritalin được dùng để điều trị trẻ bị tăng động có thể gây một số tác dụng phụ cho trẻ, bao gồm: Hồi hộp, lo lắng, khó chịu, đau bụng, nhức đầu, chán ăn, khó ngủ, tăng huyết áp, chậm phát triển và chậm tăng cân.
Do đó, việc điều trị bằng thuốc sẽ rất khó khăn, cần phải có sự kiểm soát tình hình và can thiệp kịp thời.
Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể lựa chọn liệu pháp gia đình, liệu pháp hành vi và áp dụng những phương pháp hỗ trợ điều trị ADHD theo cách tự nhiên cho trẻ. Đối với phương pháp tự nhiên, hãy xây dựng một lối sống lành mạnh, chế độ ăn khoa học và sử dụng thực phẩm chức năng theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, chuyên gia sức khoẻ.
Tìm hiểu ngay trong infographic dưới đây:
Bình luận của bạn