Mầm lúa mì (wheat germ) - siêu thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Thảo dược từ hạt lúa mì non
Top 9 loại ngũ cốc nảy mầm tốt nhất cho sức khoẻ
Ngũ cốc nảy mầm - Xu hướng TPCN 2015
Cỏ lúa mì thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe
Mầm lúa mì là gì?
Phầm mầm nhỏ nhú lên của hạt lúa mì (wheat germ) thực ra là phôi của cây lúa mỳ, đó là lý do tại sao nó chứa một liều lượng lớn các chất dinh dưỡng.
Trong quá trình sơ chế hạt lúa mì thành bột mì, các hạt lúa mì có chứa mầm thường bị loại bỏ. Bởi lẽ, mầm lúa mì chứa chất béo và sẽ khiến bột mì bị thiu, hỏng nhanh chóng. Điều này có nghĩa là, trừ khi được sản phẩm bạn mua được khẳng định là 100% lúa mì toàn phần, thì phần lớn các sản phẩm lúa mì bạn thường tiêu thụ (như bánh mì, bánh nướng, ngũ cốc và mì ống) đều thiếu các dưỡng chất có trong mầm lúa mì.
Tìm hiểu những dưỡng chất có trong mầm lúa mì:
Cách sử dụng mầm lúa mì
Với hương vị đậm đà và kết cấu độc đáo, bạn nên bổ sung mầm lúa mì vào chế độ ăn uống mỗi ngày.
Bạn có thể mua mầm lúa mì ở dạng bột nên dễ dàng trộn cùng với món ngũ cốc ăn sáng, cháo, đồ nướng hoặc đồ uống protein shake.
Mầm lúa mì cũng có thể được tìm thấy tự nhiên trong các sản phẩm lúa mỳ, bao gồm bánh mỳ, bột mì, bánh nướng và ngũ cốc. Trên thực tế, một sản phẩm được xem là “lúa mì nguyên chất” phải chứa tất cả các phần của hạt lúa mỳ, bao gồm cả cám và mầm. Hãy tìm kiếm các sản phẩm được dán nhãn là “100% lúa mỳ toàn phần” (100% whole wheat).
Lưu ý khi ăn mầm lúa mì
Những người bị nhạy cảm gluten hoặc dị ứng lúa mỳ hoặc những người bị bệnh Celiac nên tránh ăn các sản phẩm từ hạt lúa mì, bao gồm cả mầm lúa mì.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào, bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu hoặc ngứa ngáy sau khi ăn mầm lúa mì, bạn nên ngưng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến bác sỹ.
Bình luận của bạn