Uống cà phê khi đói có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón
Hãy làm mới ly cà phê của bạn với 4 nguyên liệu sau
Uống cà phê thường xuyên tốt cho sức khỏe thế nào?
Ai ngờ đồ uống rẻ tiền này có thể tăng tuổi thọ cho bệnh nhân thận mạn tính!
Giảm nguy cơ mắc đái tháo đường bằng cách uống cà phê
Uống cà phê khi đói có thể ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa
Cà phê thường có nồng độ pH là 5 (có tính acid). Do đó, uống cà phê khi đói có thể làm tăng nồng độ acid trong dạ dày. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ngay cả khi bạn uống cà phê không chứa caffeine.
Thêm vào đó, nếu bạn có hệ tiêu hóa nhạy cảm, uống cà phê vào buổi sáng có thể làm tổn thương lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày và gây ra chứng khó tiêu, ợ hơi, hội chứng ruột kích thích (IBS)… Uống cà phê khi đói cũng có thể làm tăng nhịp tim, tăng cảm giác lo âu.
Uống cà phê khi đói có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón
Uống cà phê khi đói có thể ảnh hưởng xấu tới dạ dày, gây táo bón
Nếu đang có thói quen uống cà phê sau khi thức dậy để khắc phục tình trạng táo bón, bạn nên suy nghĩ lại! Thay vào đó, bạn hãy uống nước lọc để khắc phục tình trạng táo bón.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, cà phê, trà không chỉ chứa nhiều chất kích thích, mà còn là những loại đồ uống có tính lợi tiểu, có thể khiến cơ thể mất nước và làm các tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.
Vậy phải làm gì để bảo vệ sức khỏe, nếu muốn uống cà phê vào buổi sáng?
Bạn nên ăn sáng hoặc uống nước lọc trước khi uống cà phê
Uống cà phê khi đói có thể gây hại cho sức khỏe, nhưng nếu bạn vẫn muốn duy trì thói quen này, hãy ăn một món gì đó, hoặc uống một cốc nước lọc, trước khi uống cà phê.
Uống nước vào buổi sáng có thể làm giảm nồng độ acid trong dạ dày. Nước cũng giúp cơ thể thanh lọc và thải độc ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể thưởng thức ly cà phê cùng bữa sáng để đảm bảo sức khỏe hệ tiêu hóa.
Bình luận của bạn