Tăng tuổi thọ và tăng tuổi khỏe: Cái nào quan trọng hơn?
Chế độ nhịn ăn ngắt quãng có thể giúp bạn tăng tuổi thọ?
10 bước đơn giản giúp tăng tuổi thọ
Người cao tuổi cần bổ sung gì để tăng tuổi thọ?
Calci có vai trò quan trọng như thế nào với thiếu niên?
Tuổi thọ tăng nhưng tuổi khỏe vẫn chưa được cải thiện
Nhờ những tiến bộ về sức khỏe cộng đồng dựa trên cơ sở khoa học, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, cư dân của tất cả các quốc gia thu nhập cao, trung bình và thấp đều có khả năng sống đến 60 tuổi và cao hơn thế nữa.
Tuổi thọ trung bình của con người đã tăng gấp đôi kể từ năm 1900. Liên Hiệp Quốc đánh giá đây là một trong những thành tựu lớn nhất của kỷ nguyên hiện đại, là một trong những biến đổi xã hội quan trọng nhất của thế kỷ XXI.
Nhưng sống thọ sẽ là một món quà vô giá trị nếu như chất lượng cuộc sống khi về già bị tổn hại vì sức khỏe kém và sự thiếu tự chủ.
Tăng tuổi thọ không quan trọng bằng tăng sức khỏe
Trên toàn thế giới, hiện có 901 triệu người trên 60 tuổi. Con số đó được dự đoán sẽ đạt 1,4 tỷ vào năm 2030 và gần 2,1 tỷ vào năm 2050. Có thể thấy, dân số thế giới đang già hóa nhanh chóng.
Dân số châu Á - Thái Bình Dương đang già đi với tốc độ nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Theo Trung tâm rủi ro châu Á - Thái Bình Dương, đây là khu vực lão hóa nhanh nhất thế giới với hơn 20 triệu người được bổ sung vào hàng ngũ người già (từ 65 tuổi trở lên) từ nay cho đến 2030.
Ở Việt Nam, tính riêng trong năm 2017, số người trên 60 tuổi chiếm tới hơn 10%, ước tính trong 15 - 20 năm nữa, dân số già của nước ta sẽ chiếm 1/3 tổng dân số, tương đương với 19 triệu người vào năm 2030 và 28 triệu người vào năm 2050. Từ thực tế này, Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách những nước có tốc độ lão hóa dân số nhanh nhất trên thế giới.
Tuổi khỏe vẫn quan trọng hơn
Theo ước tính của WHO, vào năm 2017, tuổi thọ khỏe mạnh là 63,2 tuổi ở nam và 70 tuổi ở nữ, tăng khoảng 4 tuổi ở nam và 5 tuổi ở nữ so với năm 2000. Tuy nhiên, cũng theo số liệu của WHO, chênh lệch giữa tuổi thọ và tuổi khỏe ở Việt Nam, tức là số năm trung bình người cao tuổi sống có bệnh tật tương đối cao so với các nước khác.
Điều tra của Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết nữ giới Việt Nam sống trong điều kiện bệnh tật trung bình khoảng 11 năm và nam giới là khoảng 8 năm. Người cao tuổi nước ta còn phải chịu gánh nặng bệnh tật kép, nghĩa là bao gồm cả bệnh lây nhiễm và các bệnh không lây nhiễm. Việt Nam lại là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số rất nhanh, nghĩa là chúng ta già trước khi giàu.
Điều này làm dấy lên mối lo ngại về chăm sóc sức khỏe, phúc lợi và lương hưu cho người cao tuổi vào thời điểm Việt Nam đang tập trung hội nhập kinh tế và cần một lực lượng lao động lớn.
Để đảm bảo rằng mọi người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già, có chất lượng cuộc sống tốt, thì hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia phải có khả năng giúp đỡ được những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính và bệnh liên quan đến tuổi tác, đảm bảo họ được tiếp cận kịp thời với thông tin bệnh tật, được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Như đã biết, lão hóa là yếu tố nguy cơ chính của hầu hết các bệnh lý mạn tính và các bệnh liên quan đến tuổi tác, bao gồm đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, loãng xương, thoái hóa thần kinh và ung thư.
Chẳng hạn, bệnh đái tháo đường hiện đang ảnh hưởng đến 415 triệu người trưởng thành trên toàn thế giới. Căn bệnh này thường gây ra các biến chứng có khả năng làm suy giảm chất lượng cuộc sống, như mù lòa, bệnh tim mạch và cụt chi. Thật không may, những người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị các biến chứng này do nhiều yếu tố, như: Thiếu kiến thức về điều trị đái tháo đường và kiểm soát đường huyết, không được tiếp cận với sàng lọc và điều trị bệnh đầy đủ, chi phí điều trị cao...
Bởi vậy, số năm sống hoặc tăng tuổi thọ không còn là mục tiêu cao nhất trong đời người nữa, mà gia tăng số năm sống khỏe, lão hóa lành mạnh mới là đích đến.
Theo dõi trên Health+ để tìm hiểu loạt bài viết về Lão hóa lành mạnh
Bình luận của bạn