- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Dị ứng thức ăn có tỷ lệ cao ở trẻ em
Các vấn đề về răng miệng của trẻ cha mẹ cần biết
Những thực phẩm này để lâu trong tủ lạnh có thể gây ung thư
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu thiếu sex?
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu thiếu sex?
Những trẻ nào dễ bị dị ứng?
Trẻ em dưới 1 tuổi – trẻ bắt đầu ăn dặm thường là những đối tượng dễ bị dị ứng nhất vì ở độ tuổi này hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, nhất là giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu tiếp xúc với các loại thức ăn.
Hiện nay tỷ lệ dị ứng ngày càng gia tăng trên thế giới đặc biệt ở trẻ nhỏ. Dựa vào tiền sử bệnh dị ứng của bố mẹ, chúng ta có thể xác định được nguy cơ dị ứng của đứa trẻ ngay khi còn nằm trong bụng mẹ. Ví dụ: Nếu cả hai bố mẹ cùng mắc các bệnh dị ứng thì 50 - 80% con nguy cơ mắc phải.
Làm gì khi trẻ bị dị ứng bột ăn dặm?
Tìm ra thủ phạm gây dị ứng: Khi trẻ bị dị ứng và cha mẹ nghi ngờ thủ phạm là một thức ăn nào đó, hãy tạm ngừng việc dùng nó trong vài tuần, sau đó thử lại một lần nữa với số lượng thật ít. Nếu dị ứng lặp lại thì cha mẹ cần cho trẻ tránh xa loại thức ăn, loại bột đó là tốt nhất.
Biểu hiện của dị ứng bột ăn dặm: Ban đỏ, viêm da, mày đay, chàm, đau bụng và rối loạn tiêu hóa là những triệu chứng thường xuất hiện trong các phản ứng dị ứng thức ăn. Một số trường hợp nặng, dị ứng thức ăn có thể gây kịch phát cơn hen phế quản hoặc gây sốc phản vệ, nguy cơ tử vong rất cao.
Tập cho bé quen dần với thức ăn: Cha mẹ nên nhớ, khi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm, chỉ cho trẻ ăn vài thìa nhỏ nước cháo, nước bột, trái cây nạo. Dần dần cha mẹ mới cho thêm từng loại vào bữa bột, với lượng từng ít một và quan sát cơ thể của trẻ xem có phản ứng gì với loại thức ăn đó hay không.
Quan sát kỹ khi đưa ra kết luận: Khi cho trẻ ăn dặm, đôi khi thói quen vét thìa quanh miệng trẻ khiến trẻ bị nổi nốt, cha mẹ lại tưởng đó là dị ứng với bột ăn dặm. Cần quan sát nhiều lần trước khi quyết định nguyên nhân vấn đề là gì.
Những điều cha mẹ cần lưu ý giúp trẻ phòng dị ứng khi ăn dặm
- Việc trẻ bị dị ứng với bột ăn dặm có thể do chính quá trình bảo quản không đảm bảo, chứ không nhất thiết là một loại bột mới nào đó.
- Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi trẻ ăn dặm nên làm quen với các loại thức ăn từ từ, ăn một loại thức ăn mới mỗi tuần để theo dõi và tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: Lòng trắng trứng, lạc, hải sản (tôm, cua, sò điệp khô và tươi).
- Khi cho bé ăn dặm, ban đầu chỉ cho bé tinh bột và chất xơ. Sau một thời gian mới nên thêm đậu, rồi mới đến các loại thịt bò, thịt lợn… Khi con được 1 tuổi trở lên, mẹ mới nên cho con ăn trứng, tôm, cua, cá, lươn…
- Trong một ngày, cha mẹ không nên cho trẻ ăn thử 2 - 3 loại thực phẩm khác nhau, vì tình trạng dị ứng có thể xảy ra ngay sau ăn, nhưng cũng có thể xảy ra sau nửa ngày hay một ngày, lúc đó sẽ khó xác định đâu là nguyên nhân gây dị ứng.
Trường hợp nào mẹ cần đưa bé đến các trạm y tế/phòng khám/bệnh viện:
Nếu trẻ bị dị ứng quá nghiêm trọng mẹ nên đưa bé đến các trung tâm y tế gần nhất để có biện pháp chữa trị phù hợp cho bé.
Với sự tư vấn của bác sỹ, mẹ sẽ có thể lập ra danh sách các loại thức ăn khiến trẻ bị dị ứng để lựa chọn khẩu phần ăn phù hợp, đưa danh sách cho người chăm sóc của bé ở trường hoặc nhà giữ trẻ để hạn chế việc bé ăn phải những thức ăn gây dị ứng khi không ở gần mẹ.
Với các thuốc chống dị ứng, chỉ nên dùng trong thời gian bệnh theo chỉ định của bác sỹ. Không được dùng kéo dài nhằm mục đích phòng ngừa hay điều trị triệt để dị ứng, vì dị ứng là do cơ địa, không điều trị triệt căn được. Phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất vẫn là tìm nguyên nhân gây dị ứng để tránh xa nó.
Bình luận của bạn