Ung thư vú không lo... mất vú

Ung thư vú là mối lo ngại với chị em ngay cả khi được chữa khỏi do nguy cơ... mất vú

Trà xanh húng quế: Vừa ngon vừa ngừa được ung thư

Hạt thì là – loại thuốc quý trong nhà

Carotenoid: Vũ khí mới chống lại ung thư vú

Điều gì sẽ xảy ra nếu lạm dụng thuốc tránh thai?

Một tin vui cho phái đẹp có nguy cơ ung thư vú là các phương pháp điều trị bảo toàn đang ngày càng phát triển. Một trong những kỹ thuật mới được giới thiệu là sinh thiết hạch bạch huyết trước khi phẫu thuật. Phương pháp này cho phép xác định hạch âm tính - dương tính với tế bào ung thư để có thể lựa chọn loại bỏ chính xác hạch dương tính trước khi nạo vét hạch trong điều trị ung thư vú. Các hạch âm tính sẽ được giữ lại nhằm giúp người bệnh giảm thiểu các biến chứng sau phẫu thuật, thường là sưng tấy và đau buốt vùng dưới cánh tay.

TS.BS. Đặng Vĩnh Dũng - Khoa Phụ sản: Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ là 17/100.000 người, thường bắt đầu gặp từ trên tuổi 40. Việc phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm có thể giúp điều trị triệt căn.

Ngoài ra, trong trường hợp khối u lớn hoặc tiến triển bệnh phức tạp đòi hỏi phải cắt bỏ toàn bộ một (hoặc cả hai) bên vú, người bệnh có thể yêu cầu tạo hình vú bị mất ngay sau phẫu thuật ung thư. Theo PGS.TS. Nguyễn Tài Sơn - Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình BV 108 cho biết: Sau khi cắt bỏ hết phần vú bị ung thư, phẫu thuật viên tạo hình sẽ lấy vạt da mỡ ở bụng dưới (vạt da mỡ động mạch thượng vị sâu dưới), đưa lên ngực, nối lại mạch máu bằng kỹ thuật vi phẫu và tạo hình lại vú ngay trong một lần mổ. Vú được tạo hình bằng vạt da mỡ này sẽ chịu được tia xạ, hoá chất vì nó cũng là một phần của cơ thể, chịu đựng bình thường như các tổ chức khác trong cơ thể. Do vừa cắt bỏ khối u, người bệnh không phải chịu đựng một cuộc mổ kéo dài lần hai, lại giải toả được về mặt tâm lý cho người bệnh, nhất là với những phụ nữ trẻ, không bị cảm giác hụt hẫng, mặc cảm khi tỉnh dậy thấy cơ thể bị thiếu hụt.

Việc kết hợp "2 trong 1" này không chỉ giúp phái đẹp cảm thấy tự tin hơn, mà trên thực tế, khi khối u bệnh vừa được cắt bỏ, các tổ chức lành còn tươi mới, các mạch máu được bảo vệ tối đa nên việc tạo hình nối vạt nuôi sẽ dễ dàng, đơn giản hơn. Nếu không tạo hình vú ngay lần đầu thì thành ngực bên cắt vú sẹo sẽ xơ hoá, co kéo. Đặc biệt, với người bệnh cần phải điều trị xạ trị hoặc hoá xạ trị bổ sung thì tổ chức sẹo co kéo, dính xương, phần da thành ngực xung quanh cũng bị ảnh hưởng rất khó tạo hình trở lại, đồng thời, người bệnh phải chịu rủi ro cao do mạch nuôi bị teo nhỏ và nền sẹo bị xơ hóa.

Ngoài kỹ thuật lấy vạt da mỡ ở bụng dưới, người bệnh cũng có thể được chỉ định lấy vạt da mỡ ở khu vực cơ lưng rộng nhưng kỹ thuật này phức tạp hơn và ít gặp hơn. Trong cả hai trường hợp, kỹ thuật phẫu thuật "2 trong 1" này đều đòi hỏi phẫu thuật viên phải có tay nghề cao và hệ thống trang thiết bị tiên tiến phục vụ công nghệ vi phẫu để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư và giữ được tính thẩm mỹ của bầu ngực.

Tham khảo thông tin trong điều trị bảo toàn và phẫu thuật tái tạo tuyến vú, liên hệ:

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Hotline: 0912002131
Website: http://ungbuouhongngoc.vn

Khoa Sản - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Điện thoại: 04.62784122

Vân Ngọc H+ (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp