- Chuyên đề:
- Bí quyết giảm cân
Nhiều nghiên cứu cho thấy con người có xu hướng tăng cân khi bị căng thẳng
4 mẹo giảm cân hiệu quả sau tuổi 40
Quản lý cân nặng: Cẩn thận với soda cho người ăn kiêng
Làm sao để thanh lọc cơ thể, giảm cân an toàn?
Nguy hại khôn lường khi thanh lọc cơ thể sai cách!
Hormone nào tạo nên mối liên hệ giữa căng thẳng và tình trạng tăng cân?
Serotonin: Khi căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng với tình huống này bằng cách kích thích bạn ăn các loại thực phẩm chứa carbohydrate. Carbohydrate làm tăng nồng độ serotonin, một hormone giúp cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, cùng với việc gia tăng nồng độ serotonin, lượng carbohydrate nạp vào dư thừa lại có thể khiến chất béo bị tích tụ trong cơ thể và kết quả là bạn tăng cân.
Cortisol: Căng thẳng trong một thời gian dài có thể làm cho cơ thể tiết ra quá nhiều cortisol, hormone đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, lưu trữ chất béo và sử dụng năng lượng trong cơ thể. Dư thừa cortisol khiến bạn ăn ngon miệng và có thể kích thích cảm giác thèm thức ăn giàu đường hoặc chất béo.
Neuropeptide Y: Neuropeptide Y là một hormone được sản xuất từ các tế bào thần kinh. Nghiên cứu gần đây phát hiện nồng độ neuropeptide Y sẽ có xu hướng gia tăng nếu chúng ta gặp phải các sự kiện gây ra căng thẳng. Theo các nhà nghiên cứu, tăng nồng độ neuropeptide Y là một trong những nguyên nhân khiến chất béo tích tụ trong cơ thể gây tăng cân.
Cần làm gì để hạn chế việc tăng cân khi bị căng thẳng?
Không bỏ bữa: Với những người đang muốn giảm cân, bỏ bữa là một điều tối kỵ bởi hành động này có thể khiến bạn thèm ăn và ăn nhiều hơn vào bữa sau. Các chuyên gia khuyến cáo những người đang muốn giảm cân cần ăn đủ 3 bữa mỗi ngày.
Lưu ý tới thành phần trong bữa ăn của bạn: Bữa ăn cần có đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Với carbohydrate, cần hạn chế thực phẩm chứa carbohydtrate dạng tinh bột, dạng đường, tăng cường ăn thực phẩm chứa carbohydrate dạng chất xơ từ các loại rau và hoa quả. Với protein, cần lựa chọn nguồn protein nạc từ thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da,... Với chất béo, cần lựa chọn các nguồn chất béo lành mạnh, bao gồm chất béo không bão hòa đa (có trong các loại cá), chất béo không bão hòa đơn (có trong dầu thực vật).
Ăn đồ ăn nhẹ lành mạnh: Giữa các bữa ăn chính, bạn có thể lựa chọn một vài loại hoa quả ít đường, các loại hạt, ngũ cốc, sữa tươi tách béo không đường để cung cấp thêm năng lượng trong cơ thể. Chúng cũng tạo điều kiện cho cơ thể tiêu hóa chậm hơn, từ đó bạn có thể cảm thấy no lâu hơn.
Quản lý tình trạng căng thẳng của bạn: Hãy thử tập yoga, thái cực quyền, thiền định hoặc đơn giản là đi bộ 30 phút mỗi ngày để phòng ngừa căng thẳng. Lưu ý, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ về y tế nếu mức độ căng thẳng vượt ngoài tầm kiểm soát của bạn.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Để biết thêm thông tin chi tiết Sản phẩm, liên hệ số điện thoại: 1900 6936
XNQC: 1608/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất, nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn