Viêm phổi ở người cao tuổi dễ bị tái phát
Khó khăn khi điều trị viêm phổi ở người già
Những sai lầm phổ biến mắc phải khi chăm sóc người già bị viêm phổi
Tăng sức đề kháng "thổi bay" viêm phổi ở người già
Viêm phổi ở người già: Dấu hiệu cần đi khám ngay
Chế độ ăn
Trái cây và rau nhiều màu sắc bao gồm các loại quả mọng, bí, cà chua, ớt… có nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng có khả năng gây ra bệnh viêm phổi. Bạn có thể nấu soup hoặc ép nước và thưởng thức mỗi ngày.
Ngũ cốc nguyên hạt có nhiều vitamin B cần thiết để sản xuất năng lượng và kiểm soát nhiệt độ cơ thể giúp đánh tan mệt mỏi và các cơn sốt do viêm.
Gạo nâu có thể giúp giữ ấm cho cơ thể, giảm viêm phổi
Thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá, gia cầm, các loại đậu... cũng đóng vai trò quan trọng trong phục hồi các mô phổi bị tổn thương và đề cao chức năng miễn dịch.
Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm phổi nên uống nhiều nước để phòng ngừa tái phát, hạn chế uống rượu và cà phê để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Tiêm chủng
Tiêm vaccine phòng cúm, vaccine phòng viêm phổi do phế cầu – hình thức phổ biến của bệnh viêm phổi, một số loại vaccine ngăn ngừa các căn bệnh khác có khả năng hình thành bệnh viêm phổi khác bao gồm ho gà, thủy đậu và sởi.
Tuy nhiên, người cao tuổi thường chỉ nên tiêm phòng vaccine viêm phổi do phế cầu. Bạn nên liên hệ với bác sỹ để được tiêm chủng phù hợp.
Rửa tay
Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi hỉ mũi, đi vệ sinh, thay tã và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn sẽ giúp người cao tuổi phòng ngừa vi khuẩn tấn công
Không hút thuốc
Nếu bệnh nhân là một người nghiện thuốc lá, thuốc lào thì đã đến lúc họ nên bỏ những thói quen độc hại này. Bởi vì, khói thuốc là một trong những yếu tố khiến cho nguy cơ vi khuẩn phế cầu dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Bình luận của bạn