Làm sao bổ sung chất xơ khi theo chế độ ăn không gluten?

Khi loại bỏ các thực phẩm giàu gluten, bạn cũng loại bỏ các thực phẩm giàu chất xơ

Infographic: Bạn có đang hiểu sai về chế độ ăn không gluten?

Bệnh Celiac: Làm sao để quản lý bệnh bằng chế độ ăn không gluten?

Người bệnh celiac có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh

Chế độ ăn không gluten có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường

Melissa Hughes, chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Quản lý Sức khỏe Sharp Rees-Stealy (Mỹ) cho biết: “Chất xơ là dưỡng chất rất quan trọng với hệ tiêu hóa. Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày có thể giúp phòng ngừa các bệnh ung thư, ổn định nồng độ cholesterol trong cơ thể... Ăn các thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, không tiêu thụ quá nhiều calorie”.

Người không ăn gluten vẫn cần chú ý bổ sung chất xơ hàng ngày

Thông thường, một người trưởng thành sẽ cần tiêu thụ từ 25 - 38gr chất xơ/ngày. Tuy nhiên, thực hiện chế độ ăn không gluten (gluten-free) đồng nghĩa với việc bạn phải hạn chế các loại thực phẩm như bánh mì, mì ống, ngũ cốc… Do đó, bạn đã bỏ qua một lượng lớn chất xơ có trong các thực phẩm này.

Làm sao chắc chắn bạn đang ăn đúng loại chất xơ với lượng phù hợp?

Chất xơ là dưỡng chất có nguồn gốc từ thực vật. Trên thực tế, cơ thể sẽ không thể tiêu hóa chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày. Dù vậy, chúng vẫn là những dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

Có hai loại chất xơ chính:

- Chất xơ hòa tan: Loại chất xơ này có thể hút nước, giúp bạn cảm thấy no lâu và làm chậm quá trình tiêu hóa. Chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại trái cây và rau củ như ngô, táo, khoai tây, cà rốt, các loại đậu, yến mạch…

- Chất xơ không hòa tan: Loại chất xơ này giúp tăng tốc độ tiêu hóa và tăng cường hoạt động nhu động ruột, phòng ngừa táo bón. Chất xơ không hòa tan có nhiều trong các loại rau họ cải, các loại trái cây có vỏ và ngũ cốc.

Làm sao bổ sung chất xơ khi theo chế độ ăn không gluten?

May mắn là vẫn có nhiều thực phẩm không chứa gluten nhưng giàu chất xơ. Tốt hơn hết, nếu theo chế độ ăn không gluten, bạn nên chú ý bổ sung các thực phẩm sau: Các loại đậu (đậu thận, đậu gà, đậu lăng), trái cây và rau củ (quả bơ, bí, củ cải, củ dền, khoai lang, mầm cải Brussels, chuối), các loại ngũ cốc không chứa gluten (quinoa, bột yến mạch, gạo lứt), các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt lanh)…

Melissa Hughes cũng đưa ra lời khuyên: “Bằng cách chọn các thực phẩm tươi sống, không qua chế biến, bạn sẽ có thể đảm bảo nhu cầu chất xơ hàng ngày trong khi thực hiện chế độ ăn không gluten”.

Vi Bùi H+ (Theo Sharp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng