Mất hơn 15 năm nhân loại mới đồng tình việc bảo vệ đại dương

Thế giới đang nhận thức và có những bước đi rõ rệt hơn trong việc bảo vệ đại dương.

Dư lượng kháng sinh trong nước: Mối đe dọa với sức khỏe

Cần nước sạch và vệ sinh môi trường để phát triển bền vững

WHO: Sức khỏe phải là cốt lõi trong đàm phán về biến đổi khí hậu

Nỗ lực chống biến đổi khí hậu tại COP27: "Dậm chân tại chỗ"

Biến đổi khí hậu đang "hoành hành" khủng khiếp thế nào trên khắp thế giới?

Thế giới có hai khu vực mà nhân loại sử dụng chung là bầu khí quyển và đại dương. Tuy nhiên, khi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển có hiệu lực vào năm 1994, đa dạng sinh học biển không phải là một khái niệm được công nhận rộng rãi. Thông thường, các quốc gia chỉ được kiểm soát vùng biển và đáy biển kéo dài 200 hải lý tính từ bờ biển của mỗi nước. Do vùng biển quốc tế nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước này, cho nên, sẽ không chịu sự kiểm soát hoặc luật pháp của bất kỳ quốc gia riêng lẻ nào. Vì vậy, cần có một khung pháp luật cập nhật để bảo vệ sinh vật biển ở vùng biển quốc tế. Hơn 20 năm qua, nhiều cuộc thảo luận liên quan đã diễn ra, nhưng những nỗ lực ấy không ít lần bị ngừng trệ.

Theo CNN, đại dương được xem là vùng hoang sơ cuối cùng của thế giới, chiếm hơn 60% diện tích bề mặt trên thế giới. Những vùng nước này cung cấp môi trường sống cho vô số loài và hệ sinh thái độc đáo, hỗ trợ nghề cá toàn cầu và là vùng đệm quan trọng chống lại khủng hoảng khí hậu. Đại dương đã hấp thụ hơn 90% lượng nhiệt dư thừa của thế giới trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên, các vùng biển cũng rất dễ bị tổn thương. Biến đổi khí hậu đang khiến nhiệt độ đại dương ấm lên và nước biển ngày càng có tính acid đe dọa sinh vật biển. Hoạt động của con người trên đại dương đang gây thêm áp lực, bao gồm đánh bắt công nghiệp, vận tải biển, khai thác khoáng sản ở vùng biển sâu và cuộc chạy đua khai thác "nguồn gene" biển – nguyên liệu từ thực vật và động vật biển để sử dụng trong các ngành công nghiệp như dược phẩm.

"Hiện tại, không có quy định nào để bảo vệ sinh vật biển ở khu vực này," Liz Karan, Giám đốc dự án đại dương tại Pew Charitable Trusts cho biết.

Các quy tắc trước đây thường rời rạc và thực thi yếu kém. Trên thực tế, các hoạt động trên biển thường không được kiểm soát và giám sát không đầy đủ. Chỉ khoảng 1,2% vùng biển quốc tế đã được bảo vệ và khoảng 0,8% được xác định là cần phải bảo vệ cao.

"Có những khoảng trống rất lớn. Biển cả ngoài kia đang chịu nhiều ảnh hưởng tồi tệ," Douglas McCauley, Giáo sư khoa học đại dương tại Đại học California Santa Barbara cho biết.

Thỏa thuận mang tính lịch sử sau hơn 15 năm đàm phán

Bà Rena Lee bật khóc khi thông báo về thỏa thuận bảo vệ biển quốc tế tại phiên họp Liên Hợp Quốc ngày 4/3 - Ảnh: The Guardian.

Bà Rena Lee bật khóc khi thông báo về thỏa thuận bảo vệ biển quốc tế tại phiên họp Liên Hợp Quốc ngày 4/3 - Ảnh: The Guardian.

Sau hai tuần đàm phán tại trụ sở Liên Hợp Quốc (New York, Mỹ), vào tối 4/3, khoảng 200 nước trên thế giới đã đồng ý ký thoả thuận mang tính pháp lý để bảo vệ sinh vật biển ở các vùng biển quốc tế, mang tên Thoả thuận về đa dạng sinh học ngoài vùng tài phán quốc gia (BBNJ).

Khoảnh khắc các quốc gia đạt được thỏa thuận sau gần hai thập niên đàm phán đã khiến bà Rena Lee, Chủ tịch hội nghị của Liên Hợp Quốc về việc bảo vệ biển quốc tế, bật khóc khi đọc thông báo trong cuộc họp ở New York.

Ít nhất giờ đây, về mặt lý thuyết, các quốc gia gần như có một chiến lược hoàn chỉnh để hành động đối với ba cuộc khủng hoảng toàn cầu trong thời đại này: Tình trạng khẩn cấp về khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm.

Thỏa thuận đại dương mới cũng có thể lấp đầy những khoảng trống bằng cách cung cấp khung pháp lý nhằm quản lý khu bảo tồn biển trong vùng biển quốc tế. Các chuyên gia cho rằng điều này sẽ rất quan trọng để đáp ứng các cam kết đa dạng sinh học toàn cầu được đưa ra tại COP15 - Hội nghị Đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc tại Montreal vào tháng 12 năm ngoái.

"Thỏa thuận thành công sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu bảo tồn ít nhất 30% đại đương toàn cầu vào năm 2030", bà Monica Medina, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về Đại dương và Các vấn đề Khoa học, Môi trường Quốc tế cho biết, theo CNN.

Thỏa thuận này kết quả của một quá trình bắt đầu từ khoảng hai thập kỷ trước. Kể từ năm 2004, Liên hợp quốc thành lập nhóm đặc biệt để thảo luận về việc bảo vệ đại dương. Đến năm 2015, tổ chức này đã thông qua nghị quyết phát triển thỏa thuận ràng buộc về đại dương và sau nhiều năm chuẩn bị, các cuộc đàm phán đã bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 2018. Nhiều người hy vọng rằng năm 2022 sẽ mang lại bước đột phá, nhưng các cuộc đàm phán vào tháng 8 năm ngoái - vòng thứ hai trong năm 2022 - đã kết thúc trong thất bại.

Những cuộc đàm phán gần đây được xem là cơ hội cuối cùng cho các đại dương trên thế giới. Một số ý kiến từng cho rằng thỏa thuận mới sẽ không bao giờ xảy ra vì căng thẳng leo thang là nguy cơ khiến các cuộc đàm phán thất bại.

Các điểm mấu chốt chính bao gồm xác định quy trình thành lập các khu bảo tồn biển nhằm đảm bảo chi phí cũng như lợi ích chia sẻ công bằng, đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước đang phát triển không có công nghệ hoặc năng lực để khai thác biển một cách khoa học. Sau phiên họp cuối cùng, các cuộc đàm phán đã kết thúc và ra đời một thỏa thuận mới mang tính lịch sử.

Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, biển cả là vùng biển quốc tế, bao gồm tất cả vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo. Do đó, biển cả không thuộc quyền tài phán của bất kỳ nước nào. Mặc dù biển cả chiếm hơn 60% diện tích đại dương của thế giới và gần 50% bề mặt Trái Đất, song biển cả rất ít được chú ý tới. Hiện chỉ có khoảng 1% diện tích biển cả được bảo vệ. Do đó, khi có hiệu lực, hiệp ước này sẽ cho phép tạo ra các khu vực được bảo vệ trong các vùng biển quốc tế.

 
Hiệp Nguyễn (Theo CNN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn