Những điều cần nhớ khi chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng tại nhà

Bệnh tay chân miệng nhanh khỏi nếu trẻ được chăm sóc đúng cách

Tránh 4 sai lầm này khi điều trị tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng độ 1 mấy ngày thì khỏi?

Cách phân biệt phỏng nước do tay chân miệng với thủy đậu

Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Khi nào cần nhập viện?

Bệnh tay chân miệng có thể tấn công trẻ nhỏ quanh năm với cao điểm dịch vào tháng 9-12. Trẻ bị tay chân miệng mức độ nhẹ khi có biểu hiện loét miệng, tổn thương dạng ban ngoài da.

Phần lớn trẻ mắc bệnh tay chân miệng là lành tính và có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được chăm sóc đúng cách. Cha mẹ khi theo dõi trẻ tại nhà cần lưu tâm về vấn đề sinh hoạt, dinh dưỡng để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng.

Dinh dưỡng

Loét miệng có thể khiến trẻ đau họng, lười ăn và quấy khóc. Khi đó, cha mẹ nên cố gắng cho bé uống nhiều nước mát, ăn thực phẩm mềm và dễ tiêu. Nếu trẻ còn bú mẹ thì tiếp tục cho bé ăn sữa mẹ, tránh ngậm núm nhựa quá cứng.

Hạn chế cho bé ăn đồ nóng, cứng hoặc chua cay, do thực phẩm này kích thích cơn đau miệng và họng.

Cách ly và giữ vệ sinh

Cho trẻ bị tay chân miệng dùng dụng cụ ăn uống riêng và được tiệt trùng đúng cách

Cho trẻ bị tay chân miệng dùng dụng cụ ăn uống riêng và được tiệt trùng đúng cách

Khi trẻ mắc tay chân miệng, gia đình nên cho trẻ nghỉ học cách ly tại nhà, tránh xa cả những trẻ khác trong nhà. Đồng thời, gia đình cần báo cho trường học, nhà trẻ để có phương án phòng bệnh cho các bạn đã tiếp xúc với trẻ.

Tại nhà, cha mẹ nên cho bé dùng vật dụng cá nhân riêng (cốc, bình sữa, chén bát) và tiệt trùng đúng cách. Nơi ở của trẻ cần thông thoáng, sạch sẽ, có ánh nắng mặt trời. Hàng ngày, nên cho bé tắm với nước sạch, ấm để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Hạ sốt đúng cách

Trẻ bị tay chân miệng thường bị sốt nhẹ. Cha mẹ cần chườm ấm ở cổ, nách, bẹn, kết hợp cho trẻ uống nhiều nước để cơ thể ổn định thân nhiệt tự nhiên. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải (Oresol cần được pha đúng liều lượng in trên bao bì).

Trẻ sốt trên 38,5 độ nên uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng bác sĩ chỉ định. Cần đưa trẻ tới bệnh viện, cơ sở y tế ngay khi trẻ sốt cao kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

Dùng dược phẩm đúng chỉ định

Cha mẹ nên cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng kháng sinh hay thuốc kháng virus

Cha mẹ nên cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng kháng sinh hay thuốc kháng virus

Sai lầm thường gặp đối với các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng là tự ý dùng thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ. Trong khi nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là do virus, và thuốc kháng sinh không có tác dụng trên virus.

Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà, cha mẹ nên tuân theo phác đồ của bác sĩ. Có thể vệ sinh miệng cho trẻ với dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối loãng (khi trẻ lớn biết súc miệng). Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, cần bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm như xanh methylen hoặc kem chứa ion bạc.

Không chủ quan với dấu hiệu trở nặng

Phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay nếu trẻ có một trong các dấu hiệu tay chân miệng trở nặng sau:

- Sốt cao không đáp ứng với điều trị.

- Giật mình, lừ đừ, run chi: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm. Cha mẹ chú ý quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ quấy khóc cả đêm không ngủ, ngủ 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp.

- Khó thở, đi loạng choạng, da nổi vân tím, vã mồ hôi, nôn nhiều.

 

Ngoài ra, để chủ động tăng sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch bệnh tay chân miệng và giúp cải thiện bệnh nhanh chóng, giải pháp đang được giới chuyên gia đánh giá cao là sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống - ngoài bôi” gồm cốm hòa tan tăng cường sức đề kháng và gel bôi ngoài da chứa nano bạc (thành phần chính) giúp hỗ trợ sát khuẩn, làm lành nhanh các tổn thương, kích thích tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa sẹo.

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cho thấy, chỉ cần một lượng nano bạc rất nhỏ cỡ 1mg/L đã tiêu diệt được vô số vi sinh vật gây bệnh mà không gây tình trạng kháng thuốc.

Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có tới 96% người dùng hài lòng và rất hài lòng về sản phẩm chứa nano bạc về tác dụng làm lành các nốt mụn ngoài da do virus gây ra như thủy đậu, tay chân miệng...

Quỳnh Trang

 

Gel Subạc và cốm Subạc - Bộ đôi “trong uống - ngoài bôi” cho các bệnh ngoài da do virus

Gel Subạc chứa thành phần chính là nano bạc kết hợp với chitosan, dịch chiết neem (xoan Ấn Độ) giúp làm sạch da, kháng khuẩn, chăm sóc và bảo vệ da, làm dịu da khi bị: rôm sảy, mụn nhọt, zona, viêm da, herpes, thủy đậu, bỏng, bị sưng tấy do muỗi/ côn trùng đốt.... Đồng thời, sản phẩm còn góp phần kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo. trong những trường hợp bị bỏng nhẹ, các vết thương do côn trùng cắn…

Cốm Subạc chứa thành phần: L-Lysine kết hợp với Cao lá Neem; Cao lá Xoài; Cao Bạch chỉ; Cao Nhọ nồi; Cao Tạo giác thích; Vitamin C; Kẽm gluconate; Kali iodid… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và làm lành vết thương. Sản phẩm dùng cho trẻ em và người lớn suy giảm sức đề kháng, có nguy cơ mắc các biểu hiện ngoài da do virus hay người bị viêm loét niêm mạc miệng do virus.

Sản phẩm Cốm Subạc được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: 024.38461530 - 028.62647169.

* Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo cốm Subạc: 01329/2019/ATTP-XNQC

Sản phẩm gel Subạc được phân phối bởi Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.

Địa chỉ: 173 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024.37757240.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo gel Subạc: 17/2020/XNQCMP-YTHN.

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ