Bộ Y tế đã cho phép dùng kết quả test nhanh kháng nguyên để xác định ca mắc COVID-19
Bộ Y tế cho phép sử dụng test nhanh để xác định F0 khỏi bệnh
Người dân tự lấy mẫu test nhanh COVID-19 tại nhà thế nào?
Cảnh giác với các kit test nhanh COVID-19 không rõ nguồn gốc
16 loại kit test nhanh COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép và giá bán
Cẩn thận với dung dịch đệm
Trong bộ sinh phẩm xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2 (còn gọi là kit test nhanh COVID-19) gồm 3 thành phần chính là: Que ngoáy dịch tỵ hầu (dịch mũi) vô trùng; Ống nhựa đựng dung dịch đệm đi kèm nút màng lọc nhỏ giọt và khay thử.
Trung tâm Chống độc Virginia (Mỹ) cảnh báo người dùng mạng xã hội Twitter rằng, dung dịch đệm trong bộ kit test là dung dịch có độc. Tuy liều lượng không đủ gây ra nguy hiểm tới tính mạng, trung tâm vẫn đề nghị những người chẳng may tiếp xúc với dung dịch này tới các trung tâm chống độc để được tư vấn, trợ giúp.
Dung dịch tách chiết có trong các lọ nhỏ này thường chứa hóa chất tên natri azide (hay natri azua, NaN3). Theo chuyên trang Health, natri azide có trong dung dịch đệm của một số hãng test nhanh kháng nguyên trên thị trường Mỹ như Flowflex.
Natri azide được ứng dụng trong công nghiệp để sản xuất túi khí ôtô, dung dịch diệt khuẩn và côn trùng. Hóa chất này có độc tính cao, nhưng rất may, lượng natri azide có trong các kit test nhanh tại nhà thấp hơn nồng độ gây nguy hiểm với người trưởng thành.
Tuy vậy, các gia đình vẫn cần tuyệt đối thận trọng khi thao tác test nhanh tại nhà, tránh để dung dịch đổ, dính vào tay. Không để kit test COVID-19 trong tầm với của trẻ em. Nếu chẳng may tiếp xúc với dung dịch đệm này, hãy xả vùng da đó dưới vòi nước sạch. Trong trường hợp nuốt, uống phải dung dịch này, hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được chỉ dẫn phương án xử trí.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ, tiếp xúc với natri azide có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc như: Chảy nước mũi trong, ho, chóng mặt, đau đầu, nôn mửa, thở gấp, nhịp tim tăng, đỏ mắt, bồn chồn, da phồng rộp và bỏng rát ở chỗ tiếp xúc.
Lấy mẫu test nhanh tại nhà sao cho đúng?
Bộ sinh phẩm bị nhiễm ẩm có thể làm giảm độ ổn định của chất thử. Vì vậy, người dân cần sử dụng ngay khi mở khay thử ra khỏi bao bì.
Trước khi lấy mẫu, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng test nhanh của nhà sản xuất. Người lấy mẫu cần thực hiện vệ sinh, sát khuẩn tay và thực hiện các bước sau:
- Lấy khay thử ra khỏi túi đựng và sử dụng càng nhanh càng tốt trong vòng 1 giờ. Đặt khay thử trên bề mặt phẳng sạch nằm ngang. Lấy que ngoáy tỵ hầu ra khỏi túi và tiến hành thu thập mẫu xét nghiệm.
- Lấy mẫu bệnh phẩm là một trong các yếu tố quan trọng, quyết định độ chính xác của xét nghiệm. Với kit test yêu cầu lấy mẫu dịch tỵ hầu, người được lấy mẫu cần ngồi yên, đầu nghiêng về phía sau một góc 70 độ. Cha mẹ lấy mẫu cho con cần ôm trẻ giữ chặt cơ thể và tay trẻ.
- Cầm que lấy mẫu đưa nhẹ nhàng vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp que lấy mẫu đi dễ dàng vào sâu đến nấc quy định trên que lấy mẫu. Giữ que lấy mẫu tại chỗ lấy mẫu trong vòng 5 giây để đảm bảo dịch thấm tối đa. Từ từ xoay và rút que lấy mẫu ra và cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.
- Sau khi thu thập mẫu dịch tỵ hầu, hãy miết đầu que vào thành và đáy ống 10 lần, ngâm trong dung dịch đệm 1 phút. Bóp 2 thành ống ép vào đầu que. Từ từ xoay que và ép đầu que khi rút để thu dịch càng nhiều càng tốt. Đậy chặt ống bằng nắp nhỏ giọt rồi nhỏ vào ô nhận mẫu của khay thử.
Tất cả các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng được xem như là chất thải lây nhiễm, không gom chung với rác thải sinh hoạt thông thường. Hãy cho vật liệu xét nghiệm đã sử dụng vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi và cho vào một túi màu vàng khác, dán nhãn "CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2", để nơi cố định và thông báo cho đơn vị chức năng tại địa phương thu gom, xử lý theo quy định đối với chất thải lây nhiễm.
Bình luận của bạn