- Chuyên đề:
- Gout
- Nâng niu sức sống tự nhiên
Nồng độ acid uric trong máu tăng cao có thể dẫn đến bệnh gout
Tăng acid uric máu nguy hiểm như thế nào?
Acid uric máu cao, nên ăn gì?
Tầm quan trọng của acid folic với phụ nữ mang thai
Cải thiện bệnh gout mạn tính nhờ thảo dược
Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của purin - đây là thành phần cấu tạo nên DNA, RNA... Acid uric là một chất cặn bã được hòa tan trong máu và đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Theo Mayo Clinic, khoảng 20% dân số có nồng độ acid uric máu ở mức cao. Nhưng đa số họ không có bất kỳ triệu chứng nào.
Tuy nhiên, nếu chức năng thận suy giảm, acid uric không được lọc một cách hiệu quả sẽ làm tăng nồng độ chất này trong máu. Hậu quả là hình thành tinh thể muối urat, lắng đọng tại các tổ chức khớp. Lâu dần chúng tích tụ tạo thành cục tophi nổi tại khớp. Theo thống kê, khoảng 20% những người bị tăng acid uric máu phát triển thành bệnh gout.
Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra tình trạng acid uric tăng như: Béo phì, suy giáp, vảy nến, người bệnh đang hóa trị hoặc xạ trị ung thư…
Để xác định được chỉ số acid uric máu, cần thực hiện xét nghiệm. Đối với phụ nữ, acid uric phải dưới 6mg/dL. Đối với nam giới, acid uric nên dưới 7mg/dL.
Dưới đây là một số phương pháp giúp giảm acid uric máu đem lại hiệu quả cao:
1. Ăn thực phẩm ít purin
Purin thường có sẵn trong cơ thể (purin nội sinh) và cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm (purin ngoại sinh). Một số thực phẩm giàu nhân purin như thịt đỏ, hải sản... nếu ăn nhiều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ acid uric máu.
Một số thực phẩm có chứa nhiều purin bạn nên tránh hoặc hạn chế sử dụng để giúp giảm nồng độ acid uric trong máu như: Nội tạng động vật, tôm, cua, thịt bò, một số loại rau như măng tây, nấm, rau bina…
Mặt khác, bạn có thể ăn các loại hạt, trứng, trái cây, các sản phẩm từ sữa ít béo… bởi chúng chứa hàm lượng purin thấp.
2. Bổ sung thêm vitamin C
Nhiều nghiên cứu cho thấy, vitamin C có thể giúp giảm nồng độ acid uric. Trong một nghiên cứu năm 2005 được công bố trên tờ Arthritis & Rheumatism, việc bổ sung 500mg vitamin C mỗi ngày trong 2 tháng sẽ giúp giảm nồng độ acid uric máu đáng kể - trung bình khoảng 0,5 mg/dL so với những người không sử dụng.
Tuy nhiên, cần lưu ý việc bổ sung vitamin C cho người suy giảm chức năng thận vì nó có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
3. Hạn chế bia rượu và đồ uống có đường
Theo khảo sát Kiểm tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia Mỹ lần thứ 3 được công bố trên tạp chí Arthritis Care & Research: Uống rượu bia có thể làm tăng chỉ số acid uric. Điều này được giải thích là do đồ uống có cồn làm tăng purin trong máu, dẫn đến sản sinh nhiều acid uric hơn. Bia chứa nhiều purin nhất, còn rượu vang chứa ít nhất.
Ngoài ra, quá trình chuyển hóa đường fructose cũng sẽ tạo ra purin. Vì thế, uống nhiều nước ngọt chứa fructose hoặc đường nhân tạo cũng có thể làm tăng nồng độ acid uric máu.
4. Uống cà phê
Cà phê chứa acid chlorogenic - đây là một chất chống oxy hóa và có khả năng hỗ trợ giảm nồng độ acid uric máu. Theo Insider, trong một nghiên cứu năm 2007, nam giới uống 4-5 tách cà phê/ngày có nguy cơ mắc bệnh gout thấp hơn 40% so với những người không uống cà phê.
Theo báo cáo của Mayo Clinic, lượng caffeine an toàn cho người lớn khỏe mạnh là 400mg (tương đương 4 tách cà phê đen). Nhưng uống nhiều hơn có thể dẫn đến các tác dụng phụ liên quan như đau đầu, mất ngủ và căng thẳng.
5. Kiểm soát cân nặng
Ngoài biện pháp tránh một số loại thực phẩm và đồ uống thì việc giảm cân cũng có thể làm giảm mức acid uric. Thừa cân hoặc béo phì thường làm cho việc đào thải của thận kém hiệu quả hơn. Do đó, nguy cơ mắc bệnh gout ở người béo phì cao gấp 10 lần so với người có cân nặng hợp lý.
Một nghiên cứu năm 2017 ở Trung Quốc được công bố trên Oncotarget gồm 4.678 người có mức acid uric cao cho thấy: Những người giảm hơn 10kg trong 2 năm có mức acid uric thấp hơn đáng kể. Điều này đặc biệt đúng đối với nam giới độ tuổi trung niên bị béo phì.
6. Trạch tả - Giải pháp từ thiên giúp hỗ trợ giảm cơn gout cấp
Để có hiệu quả điều trị bệnh gout tốt nhất, nhiều chuyên gia khuyên rằng: Kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược sẽ giúp ổn định nồng độ acid uric và ngăn ngừa biến chứng nặng nề của gout.
Trong đó, trạch tả là thảo dược được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng lợi tiểu và giảm nồng độ acid uric trong máu. Nhiều người mắc bệnh gout còn sử dụng thêm sản phẩm có thành phần chính từ trạch tả để hỗ trợ ổn định acid uric máu, tăng cường hiệu quả điều trị. Khi kết hợp trạch tả với những thảo dược khác như nhàu, thổ phục linh, hoàng bá, ba kích… sẽ giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng đau khớp hiệu quả hơn, đồng thời tác động vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh là tăng cường chuyển hóa, hỗ trợ cải thiện chức năng thận. Sản phẩm có thành phần chính là trạch tả đã được nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, kết quả cho thấy: 88,9% người bệnh gout có nồng độ acid uric máu ở ngưỡng ổn định sau 6 tháng sử dụng; 96,4% người bệnh gout hết đau khớp sau 3-4 ngày đầu và không tái phát cơn gout cấp.
Để không còn phải lo lắng trước nguy cơ tái phát của cơn gout cấp, người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp điều trị. Kết hợp sử dụng thuốc tây với các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược vừa an toàn lành tính, vừa tăng cường hiệu quả, ổn định nồng độ acid uric máu và ngăn ngừa tái phát bệnh.
Lê Tuyết
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong - Hỗ trợ cho người bệnh gout
Tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu.
Địa chỉ: 171 Chùa Láng - phường Láng Thượng - quận Đống Đa - Hà Nội.
ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169.
GPQC: 02493/2019/ATTP-XNQC.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn