Vì sao càng già càng khó ngủ?

Người già bị khó ngủ do các tế bào thần kinh có nhiệm vụ "cho phép" ngủ giảm dần

Tăng huyết áp vì mất ngủ

Hàng triệu người mất ngủ tối Chủ nhật

Nguyên nhân phổ biến gây bệnh mất ngủ

Infographic: Mất ngủ, thảm hoạ đối với sức khoẻ và sắc đẹp

Infographic: Mất ngủ, thảm hoạ đối với sức khoẻ và sắc đẹp

GS. Andrew Lim - Trung tâm Khoa học Y tế Sunnybrook, Đại học Toronto, cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh cho giả thiết sự mất dần đi của các tế bào thần kinh trong khu vực não có nhiệm vụ kiểm soát giấc ngủ chính là nguyên nhân trọng yếu gây ra chứng mất ngủ ở người cao tuổi”.

Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện này sẽ mở ra một phương hướng điều trị mới cho chứng mất ngủ và gián đoạn giấc ngủ ở người cao tuổi, từ đó giúp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Bên cạnh đó, GS. Andrew Lim cũng cho biết, mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh Alzheimer – mất trí nhớ, vì vậy phương pháp điều trị dựa trên nghiên cứu mới, ngoài việc giúp người cao tuổi cải thiện chất lượng giấc ngủ còn có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến trình phát triển của bệnh Alzheimer.

GS. Clifford B. Saper và James Jackson Putnam - Trường Đại học Y khoa Harvard (Boston) cho biết: "Mất ngủ và gián đoạn giấc ngủ có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe, bao gồm rối loạn chức năng nhận thức, tăng huyết áp, bệnh mạch máu và khuynh hướng phát triển bệnh đái tháo đường type 2”. Hai nhà nghiên cứu khẳng định thêm, sự mất dần đi của các tế bào thần kinh có nhiệm vụ kiểm soát giấc ngủ cũng đóng góp cho nhiều rối loạn khác nhau của người cao tuổi.

Nghiên cứu này đã được phát hiện gần 20 năm trước, khi GS. Saper tìm ra tế bào thần kinh "switch sleep" – có tác dụng kiểm soát giấc ngủ ở vùng dưới đồi của chuột. Trong phòng thí nghiệm, ông cùng các cộng sự đã phát hiện ra khu vực chứa tế bào "switch sleep" có tác dụng ức chế các tế bào não chịu trách nhiệm cho việc “tắt” hệ thống kích thích của não, giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ. Họ cũng phát hiện, khi các tế bào thần kinh "switch sleep" ở chuột đã bị mất, thời gian ngủ của chúng đã bị giảm tới 50%.

Vùng dưới đồi của bộ não có các tế bào thần kinh có nhiệm vụ kiểm soát giấc ngủ 

Bộ não con người cũng có một khu vực tương tự như ở chuột và cũng nằm ở vùng dưới đồi. Khu vực này cũng có tác dụng dẫn truyền thần kinh ức chế, kiểm soát giấc ngủ ở người. Tuy nhiên, lúc đó cũng chỉ là phỏng đoán của các nhà nghiên cứu về tác dụng của khu vực này trong việc kiểm soát chất lượng giấc ngủ.

Chính vì vậy, GS. Saper cùng các cộng sự đã xem xét dữ liệu từ một nghiên cứu dài hạn về “sự lão hóa và sa sút trí tuệ” – với khoảng 1.000 người khỏe mạnh 65 tuổi đăng ký tham gia tình nguyện hiến não khi họ qua đời vào năm 1997. Từ năm 2005, một số người đăng ký nghiên cứu đã được theo dõi hoạt động của họ trong vòng 2 năm, mỗi lần từ một tuần đến 10 ngày bằng cách đeo một thiết bị đặc biệt chống thấm nước trên cổ tay.

Thêm vào đó, bằng cách so sánh những gì thu thập được trong các khám nghiệm tử thi não của 45 người tham gia đã chết vào khoảng 89 tuổi, các nhà nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ giữa số lượng các tế bào thần kinh có nhiệm vụ kiểm soát giấc ngủ với tình trạng gián đoạn giấc ngủ khi về già. GS. Saper cho biết: "Chúng tôi đã tìm thấy ở những bệnh nhân lớn tuổi không có bệnh Alzheimer, số lượng tế bào thần kinh được gọi là “ventrolateral preoptic” càng ít thì số giờ ngủ của người đó cũng giảm đi và chất lượng giấc ngủ cũng kém hơn.

Các nhà khoa học phát hiện, những người tham gia có hơn 6.000 tế bào thần kinh kiểm soát giấc ngủ đã có ít nhất 50% thời gian ngủ ngon. Trong khi đó, những người tham gia có ít hơn 3.000 tế bào thần kinh trong vùng não này lại chỉ có dưới 40% thời gian không bị gián đoạn giấc ngủ.
M.Hiếu H+ (Theo Medicalnew)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già