- Chuyên đề:
- Rối loạn mỡ máu
Người bệnh rối loạn mỡ máu cần thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh để giảm cholesterol
Biến chứng khó lường do mỡ máu cao và cách phòng ngừa từ thảo dược
Nên làm gì khi chỉ số cholesterol trong máu tăng cao?
Thói quen tốt giúp kiểm soát mỡ máu
Biến chứng nguy hiểm do rối loạn mỡ máu
Thực phẩm nên ăn để giữ chỉ số cholesterol lành mạnh
Cholesterol hay mỡ máu là thành phần không thể thiếu cho cơ thể, giúp hình thành nên tế bào, sản xuất hormone cần thiết. Cholesterol được hình thành từ 2 nguồn là do cơ thể tự tổng hợp (nội sinh) hoặc từ thức ăn đưa vào (ngoại sinh). Tuy nhiên, sự mất cân bằng cholesterol hay bệnh lý rối loạn mỡ máu sẽ gây biến chứng tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ não.
Người được chẩn đoán mỡ máu cao hay rối loạn mỡ máu cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị. Bên cạnh đó, bác sĩ Sandeep Nathan – chuyên gia tim mạch tại Trung tâm Y tế Bệnh viện Chicago (Mỹ) cho hay, chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện khoa học có thể giảm chỉ số cholesterol xuống 20-25%.
Chất xơ hòa tan
Về dinh dưỡng, người muốn kiểm soát mỡ máu cần bổ sung chất xơ hòa tan vào bữa ăn hàng ngày. Dạng chất xơ này khi đi vào hệ tiêu hóa sẽ gắn vào acid mật, ngăn ngừa cơ thể tái hấp thụ cholesterol. Cholesterol sau đó được đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa.
Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan gồm yến mạch thô, đại mạch, hạt họ đậu. Ngoài ra, trái cây như táo, lê, rau củ (mầm cải Brussels, cà rốt, cà tím) cũng chứa nhiều chất xơ hòa tan.
Sterol thực vật
Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn kiểm soát cholesterol những thực phẩm giàu sterol thực vật. Đây là hợp chất tự nhiên có cấu trúc gần giống với cholesterol, giúp ức chế khả năng hấp thu cholesterol xấu LDL ở ruột non. Từ đó, chế độ ăn giàu sterol thực vật giúp ổn định mỡ máu, giảm nguy cơ béo phì và đái tháo đường.
Sterol thực vật có nhiều trong dầu olive nguyên chất (ép lạnh), dầu mè, dầu hướng dương. Ngoài ra, đa phần rau củ quả đều chứa sterol, nổi bật nhất phải kể đến măng tây, bông cải xanh, xoài, quả bơ, đậu nành. Bạn nên sử dụng không quá 3 thìa canh dầu ăn mỗi ngày, ăn khoảng 45gr hạt hạch (tầm một vốc tay) để bổ sung sterol cho cơ thể.
Omega-3
Acid béo omega-3 có trong các loài cá béo như cá thu, cá hồi, cá ngừ và một số loại hạt hạch. Omega-3 hỗ trợ giảm những thành phần chất béo xấu trong máu, cải thiện chỉ số cholesterol tốt HDL giúp cơ thể chống lại nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Thực phẩm chức năng hỗ trợ kiểm soát cholesterol
BS. Raja Jaber - Giám đốc Y khoa tại Chương trình Y học Lối sống tại Khoa Y, Đại học Stony Brook gợi ý, để bổ sung chất xơ hòa tan vào chế độ ăn, người tiêu dùng có thể sử dụng thực phẩm chức năng chứa vỏ hạt mã đề psyllium. Đây là lớp vỏ của hạt cây Plantago ovata, có tác dụng nhuận tràng, bổ sung chất xơ prebiotic và hỗ trợ cải thiện mỡ máu.
Nghiên cứu năm 2017 cho thấy, sử dụng vỏ hạt mã đề giúp giảm cholesterol LDL tới 24%. Thực phẩm này có thể thêm vào các món nước ép, sinh tố để bổ sung chất xơ.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng nhận thấy tình trạng mỡ máu cao cải thiện đáng kể khi sử dụng cam bergamot ở dạng tinh dầu, thực phẩm chức năng hoặc nước ép. Nghiên cứu tổng quan hệ thống tại Tây Ban Nha gợi ý tiềm năng giảm cholesterol của thực phẩm chức năng chiết xuất từ cam bergamot.
Người dùng cần trao đổi ý kiến với bác sĩ điều trị để tránh nguy cơ tương tác thuốc và dị ứng với chiết xuất cam bergamot hoặc vỏ hạt mã đề.
Bình luận của bạn