- Chuyên đề:
- Rối loạn mỡ máu
Người có chỉ số mỡ máu cao nên thay thế thức ăn nhanh bằng thực phẩm lành mạnh
Biến chứng nguy hiểm do rối loạn mỡ máu
Biến chứng của rối loạn lipid máu và cách phòng ngừa từ thảo dược
Chế độ ăn uống hỗ trợ kiểm soát chỉ số cholesterol
Paleo và Địa Trung Hải: Chế độ ăn nào dành cho bạn?
Chất béo bão hòa
Chỉ số cholesterol là một trong những chỉ số sức khỏe quan trọng, phản ánh sức khỏe tim mạch. Khi xét nghiệm chỉ số cholesterol toàn phần từ 240 mg/dL trở lên, bạn có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao gấp đôi bình thường.
Cholesterol bản chất là thành phần lipid (chất béo), nên nhiều người bệnh cho rằn phải cắt giảm hoàn toàn những thực phẩm có chứa chất béo kể cả là trứng, hải sản. Tuy nhiên, theo BS. Raja Jaber - Giám đốc Y khoa tại Chương trình Y học Lối sống tại Khoa Y, Đại học Stony Brook (Mỹ), chất béo bão hòa mới là thứ bạn cần cắt giảm khỏi chế độ ăn. Nguyên nhân là chất béo bão hòa có thể kích thích các enzyme chuyển hóa cholesterol ở gan – bộ phận tham gia sản xuất khoảng 75% cholesterol trong máu.
Chất béo bão hòa có trong các nguồn đạm từ động vật dưới dạng bơ, thịt nhiều mỡ, phô mai. Hạn chế các món chiên rán ngập dầu còn giúp bạn cắt giảm chất béo chuyển hóa (trans fat) có hại với sức khỏe tim mạch và chỉ số cholesterol.
Trứng, dù chứa nhiều cholesterol, nhưng không ảnh hưởng xấu tới bệnh lý tim mạch khi được chế biến lành mạnh như luộc, hấp…
Tinh bột tinh chế
Người ăn chay, kiêng thực phẩm từ động vật hoàn toàn chưa chắc đã cắt giảm được chất béo bão hòa. Dầu dừa, dầu cọ làm từ thực vật nhưng có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Hai loại dầu này cùng với tinh bột tinh chế cũng góp mặt trong nhiều món đồ chay, bơ thực vật và “thịt chay”.
Giới khoa học chưa giải mã được toàn bộ tác động phức tạp giữa các loại carbohydrate đơn giản (đường, tinh bột) và chỉ số cholesterol. Về cơ bản, chế độ ăn thừa năng lượng từ đường, tinh bột có thể dẫn tình trạng kháng insulin, gây viêm và tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa cholesterol.
Người cần kiểm soát mỡ máu cần cắt giảm thực phẩm chứa nhiều tinh bột tinh chế như bánh mì trắng, bánh ngọt, bánh quy… Thay vào đó, bạn nên ăn bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, hạt diêm mạch, yến mạch thô để cung cấp carbohydrate giàu chất xơ cho cơ thể.
Thực phẩm chế biến sẵn
Nghiên cứu cho thấy, thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng hiện tượng viêm trong cơ thể, từ đó tác động xấu tới các thành phần cholesterol trong máu. Các món ăn nhanh cũng chứa nhiều đường, tinh bột tinh chế và chất béo chuyển hóa – công thức tạo nên món ăn có hại cho mỡ máu.
Tốt hơn hết, người cần giảm chỉ số cholesterol nên hạn chế sử dụng đồ hộp, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn mà nên bổ sung rau củ quả tươi vào bữa ăn, ăn vặt với các loại hạt lành mạnh.
Bình luận của bạn