- Chuyên đề:
- Làn da sáng hồng
Niacinamide được xem là một hoạt chất khá lành tính, xuất hiện nhiều trong mỹ phẩm
Công thức mặt nạ dưỡng ẩm dưỡng da khô cực đơn giản trong mùa Hè
Làm sao để hạn chế tác dụng phụ khi dưỡng da với retinol?
4 thói quen làm đẹp sai cách khiến da xấu đi
Nguyên tắc chăm sóc da ngày nắng nóng không nên bỏ qua
Niacianamide là gì?
Niacinamide (còn gọi là nicotinamide) là một dạng của vitamin B3 – vitamin có thể tan trong nước và cơ thể không thể tự tổng hợp được. Tình trạng thiếu hụt vitamin B3 có thể gây ra nhiều vấn đề về da, thận và đặc biệt là các vấn đề về não bộ - thần kinh.
Vì thế, bạn cần bổ sung niacinamide cho cơ thể qua thức ăn, thực phẩm chức năng và kem bôi ngoài da. Niacinamide có mặt trong nhiều loại mỹ phẩm, từ kem dưỡng da, serum (tinh chất), kem chống nắng đến sữa rửa mặt.
Công dụng của niacinamide
Lợi ích nổi bật nhất của niacinamide với làn da là khả năng phục hồi năng lượng tế bào. Nhờ đó, thành phần này có thể hỗ trợ chữa lành các tổn thương da do các yếu tố từ môi trường: Tia UV trong ánh nắng mặt trời, khói bụi... Vì thế, sử dụng niacinamide đều đặn có thể giúp giảm tốc độ lão hóa và các dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn, da không đều màu.
Là một dạng vitamin B3, niacinamide có khả năng chống viêm, giúp giảm hiện tượng đỏ da, phù hợp với người có làn da nhạy cảm (chứng đỏ mặt rosacea, eczema).
Theo Healthline, một số nghiên cứu cho thấy, các sản phẩm chứa niacinamide nồng độ 5% đem lại hiệu quả làm sáng da, cải thiện các vết thâm sau khoảng 4 tuần sử dụng. Giả thuyết cho rằng, niacinamide có tác dụng tích cực tới quá trình tổng hợp collagen và các chất béo tốt – “chìa khóa” giúp làn da khỏe và láng mịn.
Lưu ý khi sử dụng niacinamide
Niacinamide là thành phần khá lành tính, dễ dàng thêm vào quy trình chăm sóc da hàng ngày mà không lo tương tác với các sản phẩm khác. Nếu bạn đang sử dụng các sản phẩm nhằm làm trắng da theo hướng dẫn của chuyên gia da liễu, niacinamide có thể kết hợp với acid kojic, arbutin…
Để quá trình dưỡng da với niacinamide đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng các sản phẩm chứa các chất chống oxy hóa khác như catechin (từ chiết xuất trà xanh), quercetin, tocopherol. Kem dưỡng ẩm chứa niacinamide cũng giúp giảm hiện tượng rát đỏ khi dùng retinol.
Bạn cần phân biệt niacinamide với acid nicotinic – một dạng vitamin B3 khác. Khi ở dạng acid, vitamin B3 có thể gây ra một số tác dụng phụ như đỏ bừng mặt, da ửng đỏ thành mảng lớn, châm chích. Hãy đọc kỹ bảng thành phần của mỹ phẩm trước khi dùng; Ngưng sử dụng ngay khi phát hiện các triệu chứng kích ứng.
Các chuyên gia da liễu khuyến cáo, bạn nên bắt đầu sử dụng mỹ phẩm chứa niacinamide nồng độ thấp (1-2%). Serum chứa niacinamide nên được dùng theo thứ tự: Rửa mặt – cân bằng da với toner – serum – dưỡng ẩm. Với các sản phẩm chứa thành phần niacinamide như kem dưỡng, mặt nạ, kem chống nắng, bạn nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Bình luận của bạn