Mỡ máu cao nguy hiểm thế nào và cần điều trị ra sao?

Rối loạn mỡ máu có thể dẫn đến các bệnh tim mạch và đột quỵ.

Bị bệnh mạch vành, mỡ máu, uống thuốc ổn định rồi ngừng được không?

Dinh dưỡng cho người tăng huyết áp, mỡ máu cao phòng ngừa xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch ở người mỡ máu cao nguy hiểm thế nào?

Điều chỉnh lối sống để phòng ngừa xơ vữa động mạch

Có đến gần 30% người trưởng thành mắc bệnh mỡ máu cao và tỷ lệ này càng ngày càng gia tăng nhiều hơn. Mỡ máu tăng cao có nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa lipid, điều này phần lớn là hệ quả của lối sống thiếu lành mạnh (chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt chưa khoa học). Ngoài ra mỡ máu cao còn đến từ các nguyên nhân ít gặp khác, như:

- Yếu tố di truyền: Liên quan trực tiếp đến gen và đột biến, gây rối loạn chuyển hóa cholesterol, đặc biệt là nhóm cholesterol có hại cho cơ thể (LDL).

- Biến chứng từ các bệnh nền khác: suy thận, suy gan, tiểu đường, viêm ruột…

- Tác dụng phụ khi dùng thuốc: thuốc tránh thai, thuốc an thần, thuốc lợi niệu… có thể gây ra rối loạn chuyển hóa lipid, khiến lượng mỡ trong máu thay đổi.

Mỡ máu cao - bệnh lý nguy hiểm hàng đầu hiện nay

Mỡ máu cao là một trong những bệnh khó phát hiện sớm, bởi bệnh thường có ít hoặc gần như là không có triệu chứng ở những giai đoạn đầu của bệnh. Nhưng theo thời gian, các lipid xấu trong máu sẽ dần tích tụ trong lòng động mạch, tạo thành những mảng bám khiến lòng mạch bị thu hẹp, dẫn đến các hiện tượng như: chóng mặt, đau đầu, chân tay tê bì và mệt mỏi…

Nghiêm trọng hơn là khi các mảng bám vỡ ra, di chuyển đến các mạch máu nhỏ hơn gây tắc nghẽn, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Bệnh mạch vành: Hiện tượng hẹp hoặc tắc nghẽn do mảng xơ vữa trong động mạch vành có thể gây cản trở quá trình vận chuyển máu và oxy đến cơ tim. Khi tim không nhận đủ oxy sẽ dẫn đến hoại tử tế bào cơ tim, gây ra các cơn đau tim, đau thắt ngực… Theo thời gian dài, tình trạng này có thể dẫn đến suy tim nếu không có phương pháp điều trị kịp thời và thích hợp.

- Đột quỵ: Với cơ chế giống như cơn đau tim, khi não thiếu oxy do mỡ máu cao và mảng xơ vữa làm tắc hẹp mạch máu não vì, khi này các tế bào não sẽ chết dần, khiến cơ thể suy nhược và dẫn đến các triệu chứng như tê liệt, gặp khó khăn khi giao tiếp… nguy hiểm hơn là tử vong.

- Các bệnh lý khác như: Gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan, ung thư gan, tiểu đường, tăng huyết áp.

Điều trị mỡ máu cao

Mỡ máu là một trong những bệnh khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Chính vì thế, khi phát hiện ra bệnh thì đa số bệnh nhân đã trong tình trạng nặng, khiến việc điều trị gặp khó khăn. Vì vậy, hiện nay việc điều trị máu nhiễm mỡ chủ yếu gồm 2 mục đích là cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Giải pháp được đưa ra bao gồm:

Thay đổi lối sống

Một chế độ ăn uống ít chất béo bão hòa, cân bằng dinh dưỡng có thể làm giảm mức cholesterol xấu. Người bệnh nên cố gắng tránh hoặc cắt giảm các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt mỡ, xúc xích, pho mát, bánh nướng, bánh ngọt, kem dừa… Thay vào đó nên sử dụng các loại thực phẩm nhiều acid béo omega-3 có trong cá thu, cá hồi, cá ngừ… với mức độ vừa phải, phù hợp.

Sử dụng thuốc hạ mỡ máu

Các loại thuốc hạ mỡ máu hoạt động theo những cách khác nhau. Bác sĩ có thể tư vấn loại thuốc điều trị phù hợp nhất và cũng có thể kê đơn thuốc để giảm huyết áp cao nếu có sự ảnh hưởng. Các thuốc thường được sử dụng bao gồm:

- Statin: Statin là loại thuốc đầu tay được sử dụng để giảm mỡ máu. Đây là một nhóm thuốc ngăn gan sản xuất cholesterol xấu, giúp giảm cholesterol máu hiệu quả, đồng thời giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch do mỡ máu cao. Statin sẽ chỉ được kê đơn cho những người tiếp tục có nguy cơ cao mắc bệnh tim vì cần phải dùng thuốc suốt đời. Mức mỡ máu bắt đầu tăng trở lại sau khi bạn ngừng dùng chúng.

- Ezetimibe: Ezetimibe là một loại thuốc ngăn sự hấp thụ cholesterol từ thức ăn và dịch mật trong ruột vào máu. Người bệnh có thể dùng ezetimibe kết hợp với statin nếu mức cholesterol không giảm thấp khi chỉ dùng statin.

Ezetimibe cũng có thể được dùng thay thế nếu không thể dùng statin. Ezetimibe hiếm khi gây ra tác dụng phụ.

 

- Fibrat: Nhóm thuốc này đặc hiệu giúp giảm triglycerid máu, sẽ được ưu tiên chỉ định sử dụng cho người bệnh có thành phần mỡ máu triglycerid tăng cao.

Sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp kiểm soát cholesterol, mỡ máu cao

Sử dụng thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ ổn định mỡ máu tại là cách đã được ông cha ta áp dụng từ hàng ngàn năm nay. Bộ 4 thảo dược tốt nhất giúp giảm mỡ máu có thể kể đến như lá sen, tỏi, hoàng bá, tinh chất nghệ.

Nổi bật nhất là lá sen với công dụng giảm mỡ máu nhờ ức chế enzyme HMG-CoA, giúp làm giảm tổng hợp lipid ở gan. Khi lá sen kết hợp với cao hoàng bá, tỏi, nghệ sẽ làm tăng tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu, đồng thời tăng cường vận chuyển chất béo từ máu vào mô để tăng đốt cháy, tăng tạo năng lượng cho cơ thể. Vì thế sử dụng thảo dược để hỗ trợ giảm mỡ máu tại nhà sẽ không gây mệt mỏi như khi dùng thuốc tây, ngược lại cơ thể còn thấy khỏe khoắn, sảng khoái hơn.

Để tiện lợi cho người bệnh trong quá trình sử dụng thảo dược để hỗ trợ ổn định mỡ máu, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa bộ 4 thành phần cao lá sen, hoàng bá, tỏi, nghệ. Người bệnh có thể sử dụng sản phẩm thảo dược này hằng ngày để hỗ trợ giảm cholesterol, triglyceride máu và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

Việt An

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz - Dùng cho người rối loạn lipid máu

Với thành phần chính từ Cao lá sen kết hợp chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, alpha lipoic acid, vitamin B5, curcuma phospholipid.

Lipidcleanz Hỗ trợ giảm cholesterol máu, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cho người có rối loạn lipid máu như tăng cholesterol toàn phần, tăng triglyceride; Người có nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, béo phì.

lipidcleanz620

Tiếp thị bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169

Số GPQC: 1033/2020/XNQC-ATTP

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

*Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch