Mối liên hệ giữa dậy thì sớm và bệnh đái tháo đường type 2 ở nữ giới

Đái tháo đường là một bệnh lý nguy hiểm, chỉ sau ung thư và các bệnh về tim mạch.

5 lý do bất ngờ khiến trẻ dậy thì sớm

Những loại thực phẩm là “thủ phạm” gây ra dậy thì sớm ở trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo tình trạng dậy thì sớm ở trẻ

Trẻ em gái dậy thì trước 12 tuổi có nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và mãn kinh sớm

Cụ thể, nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu của hơn 17.000 phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 65 tuổi (10% phụ nữ tham gia nghiên cứu này đã được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 2). Những phụ nữ tham gia đã cung cấp thời điểm họ có kinh lần đầu tiên, sau đó các nhà nghiên cứu đã phân loại các câu trả lời theo nhóm tuổi, bao gồm: ≤ 10 tuổi, 11, 12, 13, 14 tuổi và > 15 tuổi.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, sau khi loại trừ các yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả như chủng tộc, cân nặng, lối sống và trình độ học vấn, mối liên hệ giữa dậy thì sớm và nguy cơ bệnh tật vẫn tồn tại. Cụ thể, những người bắt đầu có kinh nguyệt vào lúc 10 tuổi hoặc sớm hơn có nguy cơ cao hơn 32%, lúc 11 tuổi có nguy cơ cao hơn 14%, và lúc 12 tuổi có nguy cơ cao hơn 29%.

Đối với những phụ nữ dậy thì sớm, nguy cơ mắc đột quỵ cũng tăng cao ở độ tuổi ≤ 10 tuổi, sau đó giảm dần dựa vào số tuổi dậy thì, 81% nguy cơ với người dậy thì lúc 11 tuổi, 32% với người 12 tuổi và 15% với người 14 tuổi.

Cân nặng có thể là yếu tố dẫn đến dậy thì sớm

Hiện tại, tỉ lệ trẻ dậy thì sớm đang ngày càng tăng và kéo theo đó là sự lo lắng của các bậc phụ huynh và đây chính là một vấn đề đáng báo động trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em. Vẫn chưa có một bằng chứng chính xác nào cho thấy trẻ em bị béo phì sẽ dậy thì sớm. Nhưng các nhà khoa học cho rằng, béo phì chính là một yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị dậy thì sớm, đặc biệt là đối với những bé gái.

Trước đây, vào thập niên 1900, trẻ em thường có chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index - BMI) từ 17 – 23, còn bây giờ khối lượng cơ thể của trẻ em cao hơn đáng kể.

Tiến sĩ Julie Quinlivan, một giáo sư lâm sàng tại Đại học Notre Dame Australia cho biết, sự khởi phát của tuổi dậy thì liên quan trực tiếp đến cân nặng, khối lượng cơ thể và một loại hormone gọi là leptin, đây là loại kích thích tố được tiết ra từ các tế bào chất béo, nó có chức năng điều chỉnh sự thèm ăn và chức năng sinh sản của con người. Khi cơ thể có đủ loại hormone này sẽ xảy ra hiện tượng dậy thì.

Cần nghiên cứu sâu hơn về sức khỏe phụ nữ

Những nghiên cứu trên chỉ mang tính quan sát, mặc dù đã xác định mối liên hệ giữa việc dậy thì sớm và bệnh đái tháo đường type 2, nhưng các chuyên gia nhấn mạnh rằng điều này không có nghĩa là đã tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Tiến sĩ Yalda Afshar, một chuyên gia không tham gia nghiên cứu, nhấn mạnh rằng cần phải thận trọng và cần có sự hiểu biết đầy đủ trước khi kết luận để tránh lan truyền sự lo lắng. Cô nói rằng mặc dù nghiên cứu này chỉ ra một mối liên hệ, nhưng hiểu biết của chúng ta về sức khỏe cơ bản và sinh lý bình thường của phụ nữ vẫn còn nhiều hạn chế.

Cô đề cập đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu sâu hơn về sức khỏe của phụ nữ và cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ hơn về cơ chế và sinh học liên quan đến mối quan hệ giữa thời điểm bắt đầu kinh nguyệt và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Điều quan trọng là phụ nữ, đặc biệt là những người bắt đầu có kinh nguyệt sớm, nên biết về nguy cơ này và thảo luận với bác sĩ về các biện pháp giảm thiểu rủi ro, chẳng hạn như duy trì cân nặng khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

 
Việt An (Theo Medical News Today)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ