Candida: Sinh vật “thèm” đường gây tăng cân, béo phì

Vi khuẩn Candida thường sống ở những nơi ẩm ướt

Nấm miệng có nên bôi kem thảo dược Subạc?

Nấm miệng, lưỡi trắng bợt dùng TPCN có ăn thua?

Phòng ngừa nhiễm nấm candida từ tinh dầu và thực phẩm chức năng

Biện pháp khắc phục nấm miệng (tưa lưỡi) ở trẻ nhỏ

Hầu hết, cơ thể chúng ta đều có nấm Candida albicans. Chúng hoạt động như một loại lợi khuẩn tốt cho sức khỏe. Loại nấm này thường sống ở các khu vực ẩm ướt như: Miệng, mũi, đường tiêu hóa, âm đạo…

Hệ miễn dịch trong cơ thể suy yếu tạo điều kiện cho nấm Candida albicans phát triển và nhân lên quá giới hạn, gây ra sự mất cân bằng nội tiết trong cơ thể. Các triệu chứng phổ biến của candida phát triển quá mức, bao gồm: Nấm móng chân, viêm âm đạo, mệt mỏi, đau đầu, lo lắng, ngứa trực tràng, mất cân bằng nội tiết tố, vấn đề tiêu hóa, chóng mặt, đau họng, nấm miệng, ho dai dẳng, ruột bị rò rỉ, viêm da, mụn, hội chứng sương mù não, nhiễm trùng bàng quang, giảm ham muốn tình dục, viêm xoang, dị ứng, thèm đường.

Candida kích thích bạn dung nạp đường và tinh bột - thủ phạm gây tăng cân

Mối liên hệ giữa nhiễm trùng Candida và tăng cân

Candida là tác nhân gây tích tụ các chất béo dư thừa và tăng Giảm cân theo một số lý do sau:

Candida khiến bạn thèm đường  

Candida là sinh vật “thèm” đường, chúng phát triển mạnh mẽ trong môi trường đường huyết cao. Khi bị nhiễm nấm candida, bạn luôn có cảm giác thèm ăn tinh bột và đường dưới mọi hình thức. Việc dung nạp nhiều thức ăn không lành mạnh khiến khối lượng cơ thể tăng nhanh, khó kiểm soát.

Độc tố của Candida làm gan hoạt động quá tải

Nấm candida sinh ra và chết đi theo vòng đời tự nhiên của sinh vật này. Khi chết, candida có khả năng giải phóng 79 loại độc tố vào máu. Gan là nơi xử lý, đào thải các độc tố này ra khỏi cơ thể. Khi candida phát triển quá mức, lượng độc tố liên tục tăng khiến gan hoạt động quá tải. Quá trình đào thải độc tố ở gan bị suy yếu, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, các chất độc dư thừa tích tụ ở trong các tế bào mỡ, tập trung quanh bụng, hông và đùi của bạn. Nhiễm nấm candida dẫn đến thừa cân, béo bụng.

Candida phá vỡ nội tiết tố của bạn

Giống như gan, tuyến thượng thận bắt đầu suy yếu khi candida phát triển quá mức, dẫn đến làm chậm quá trình trao đổi chất. Đồng thời, tuyến giáp hoạt động không hiệu quả, gây suy giáp và tăng cân.

Đặc biệt, candida giải phóng 2 chất độc là ethanol (rượu) và acetaldehyd (hóa chất gây cảm giác nôn nao, khó chịu) gây suy giảm chức năng thần kinh, gan và làm mất cân bằng nội tiết. Khi chức năng gan suy giảm, 2 chất độc hại này xâm nhập vào máu, ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và gây tăng cân.

Giấm táo chứa enzyme giúp phân hủy các loại nấm men hiệu quả

Kết hợp điều trị Candida và kiểm soát cân nặng

Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường, rượu, carbohydrate tinh chế để “bỏ đói” candida. Bên cạnh đó, bạn nên thêm nhiều rau củ trong bữa ăn để tạo cảm giác no lâu; bổ sung loại gia vị, thảo dược giúp chống viêm hiệu quả.  

Sử dụng thuốc điều trị nấm tự nhiên: Thuốc trị nấm có thành phần tự nhiên giúp bạn tiêu diệt các tế bào candida, cân bằng hệ vi khuẩn và giảm các triệu chứng của candida.

Cân bằng vi khuẩn đường ruột: Bạn có thể bổ sung prebiotic, probiotic từ thực phẩm lên men, sữa chua, thực phẩm chức năng để cân bằng vi khuẩn đường ruột, góp phần cân bằng nội tiết trong cơ thể.

Phạm Mơ H+ (Theo Xtend Life)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp