Mù lòa, suy thận do biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh đái tháo đường

Biến chứng mạch máu nhỏ do đái tháo đường sẽ dẫn tới tổn thương trên mắt và thận

Người bệnh đái tháo đường có nên ăn thịt bò không?

Bệnh đái tháo đường và những khó khăn trong chuyện “chăn gối”

Đái tháo đường: Đường huyết ổn có cần chia nhỏ bữa ăn không?

Mối liên hệ giữa đái tháo đường và rối loạn mỡ máu

Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh đái tháo đường có thể dẫn tới các biến chứng như bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh thận đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt:

Nguy cơ mù lòa do bệnh võng mạc đái tháo đường

Biến chứng võng mạc đái tháo đường có thể được coi là biến chứng mạch máu nhỏ phổ biến nhất của bệnh đái tháo đường. Theo đó, chỉ tính riêng ở Mỹ, biến chứng này khiến gần 10.000 người bị mù lòa mỗi năm.

Theo các nhà khoa học Anh, nguy cơ tiến triển của biến chứng võng mạc đái tháo đường hoặc các biến chứng mạch máu nhỏ khác của bệnh đái tháo đường type 2 phụ thuộc vào cả thời gian và mức độ nghiêm trọng của tình trạng tăng đường huyết, cũng như người bệnh có mắc kèm các bệnh nền khác (như tăng huyết áp) hay không. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, biến chứng mắt có thể tiến triển sớm từ 7 năm trước khi được chẩn đoán bệnh.

Với người bệnh đái tháo đường type 1, các nhà khoa học đưa ra bằng chứng đa số họ sẽ gặp phải biến chứng võng mạc trong vòng 20 năm sau khi được chẩn đoán bệnh.

Cơ chế hình thành biến chứng võng mạc đái tháo đường

Các nhà khoa học cho rằng có một số cơ chế có thể dẫn tới sự tiến triển biến chứng võng mạc đái tháo đường. 

Tổn thương mạch máu nhỏ ở võng mạc có thể dẫn tới biến chứng mắt đái tháo đường

Tổn thương mạch máu nhỏ ở võng mạc có thể dẫn tới biến chứng mắt đái tháo đường

Theo đó, enzyme aldose reductase có thể tham gia vào sự tiến triển của các biến chứng bệnh đái tháo đường. Đây là enzyme liên quan tới việc chuyển đổi glucose thành sorbitol. Khi nồng độ glucose tăng cao, nồng độ sorbitol cũng sẽ tăng cao, tích tụ trong các tế bào. Điều này làm tăng áp suất thẩm thấu ở mạch máu - cơ chế gây ra các biến chứng mạch máu nhỏ do bệnh đái tháo đường, bao gồm cả biến chứng võng mạc đái tháo đường.

Stress oxy hóa cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc khiến các tế bào dễ bị tổn thương hơn do đường huyết tăng cao. Theo đó, nồng độ glucose tăng cao có thể kích thích sản sinh các gốc tự do, hình thành các phản ứng stress oxy hóa. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy việc điều trị với các chất chống oxy hóa (như vitamin E) có thể làm giảm một số rối loạn chức năng mạch máu liên quan đến bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được chứng minh có thể làm thay đổi sự tiến triển biến chứng mạch máu nhỏ, biến chứng võng mạc đái tháo đường.

Triệu chứng cảnh báo biến chứng võng mạc đái tháo đường

Biến chứng võng mạc giai đoạn nền có các triệu chứng cảnh báo như xuất huyết nhỏ (dưới dạng các chấm đỏ) ở lớp giữa của võng mạc, các mạch máu nhỏ trong võng mạc bị giãn, gây rò rỉ máu tại các vi mạch.

Với biến chứng võng mạc tăng sinh, triệu chứng đặc trưng là sự hình thành các mạch máu mới trên bề mặt võng mạc, có thể dẫn đến xuất huyết thể thủy tinh. Nếu tình trạng tăng sinh tiếp tục, người bệnh đái tháo đường có thể bị mù lòa do bong võng mạc. Điều trị bằng laser quang đông võng mạc có thể giúp ngăn ngừa biến chứng mắt dẫn tới mù lòa.

Suy thận do biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh đái tháo đường

 

Có thể nói bệnh thận đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Biến chứng này có thể xảy ra ở cả bệnh đái tháo đường type 1 và type 2.

Cơ chế hình thành biến chứng suy thận do đái tháo đường

Những thay đổi bệnh lý đối với thận bao gồm tăng độ dày màng đáy cầu thận, hình thành phình vi mạch… Cơ chế tổn thương mạch máu nhỏ cơ bản cũng giống các cơ chế tiến triển biến chứng võng mạc đái tháo đường.

Điều trị biến chứng suy thận do đái tháo đường

Biến chứng suy thận do đái tháo đường có thể được phát hiện sớm, nếu người bệnh chủ động sàng lọc thường xuyên bằng cách xét nghiệm microalbumin nước tiểu. Nhìn chung, biến chứng suy thận do đái tháo đường có thể được cải thiện nếu người bệnh biết cách sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên để sớm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một cách kịp thời. 

Việc điều trị biến chứng suy thận, giống như các biến chứng khác của bệnh đái tháo đường, cần bắt đầu từ việc chủ động phòng ngừa. Do đó, người bệnh cần thực hiện các biện pháp kiểm soát đường huyết, kiểm soát chỉ số HbA1C (chỉ số thể hiện khả năng kiểm soát đường huyết trung bình trong vòng 2 - 3 tháng).

Việc điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển (ACE) dù không được chứng minh có thể ngăn ngừa sự phát triển của albumin niệu vi lượng ở người bệnh đái tháo đường type 1, nhưng đã được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thận và các biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường type 2.

Ngoài điều trị tăng đường huyết, người bệnh đái tháo đường với biến chứng suy thận cũng có thể cần được điều trị bằng thuốc hạ huyết áp. Một số nghiên cứu đã chứng minh tác dụng bảo vệ thận của việc điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB), có thể là do các loại thuốc này giúp giảm áp lực trong cầu thận.

Vi Bùi (Theo Diabetesjournals)

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

Ho-Tang-Duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết