Báo động tỷ lệ sinh thấp đáng lo ngại trên cả nước

Tỷ lệ sinh để đảm bảo cho dân số phát triển bền vững là 2,1 con/phụ nữ

Tỷ lệ sinh sản tại châu Á giảm mạnh

Dân số chạm mốc 8 tỷ người: Thế giới đối mặt nhiều thách thức

Ngày Dân số Thế giới (11/7): Thế giới sắp cán mốc 8 tỷ người

Mang thai khi nhiều tuổi cần lưu ý gì?

Những con số đáng báo động

So sánh số liệu báo cáo của Tổng Cục Thống kê giai đoạn 2018 - 2022, chúng ta thấy rõ thực trạng Việt Nam đang ở giai đoạn mức sinh giảm nhất từ trước đến nay. Tổng tỷ suất sinh các năm lần lượt: 2018 là 2,05 con/phụ nữ; 2,09 là con/phụ nữ; 2020 là 2,12 con/phụ nữ; 2021 là 2,11 con/phụ nữ; và 2022 là 2,01 con/phụ nữ.

Trong số 33 tỉnh thành trên cả nước, chỉ có 12 tỉnh thuộc nhóm có mức sinh rất cao, từ 2,5 con/phụ nữ trở lên. Có đến 21 tỉnh, thành có mức sinh thấp và rất thấp, tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung, với quy mô dân số là 37,9 triệu người, chiếm khoảng 39,4% dân số cả nước. 2 vùng có mức sinh thấp hơn mức sinh thay thế là Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long với con số lần lượt là 1,56 và 1,8.

Chỉ tính riêng tại Tp.HCM, tỷ lệ sinh chỉ đạt 1,39 - một con số rất thấp! Hiện nay tại TP.HCM, nhiều người phụ nữ có trình độ học vấn tốt, tham gia nhiều hoạt động xã hội nên "quên" đi thiên chức làm mẹ. Bên cạnh đó, nhiều người quan niệm để tập trung điều kiện kinh tế lo cho con nên chỉ sinh 1 con. Đây là 2 lý do chính dẫn đến tình trạng mức sinh thấp đáng báp động ở thành phố sầm uất bậc nhất Việt Nam. Trước thực tế này, bà Trần Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM cho hay, lãnh đạo thành phố rất trăn trở trước thực trạng già hóa dân số.

Những số liệu trên cho thấy bức tranh tổng thể về thực trạng mức sinh tại Việt Nam còn rất nhiều mảng màu khác biệt, thiếu đồng đều giữa các vùng miền và nhìn chung là sự suy giảm về tỷ lệ sinh. Nếu xét về tình hình chung, đô thị hóa đang diễn ra nhanh, lối sống coi trọng tự do cá nhân, sự nghiệp sẽ vẫn kéo mức sinh xuống, việc đưa mức sinh lên lại là rất khó khăn, và về dài hạn sẽ tác động đến số lượng nhân lực, làm tốc độ già hóa dân số diễn ra nhanh hơn.

Nguồn ảnh: VTV

Nguồn ảnh: VTV

Ảnh hưởng của tỷ lệ sinh thấp

Theo Bệnh viện Hùng Vương, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đang bước vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ được xếp trong những hạng nhanh nhất thế giới. Già hóa dân số được xem là kết quả của thành tựu y khoa trong việc gia tăng tuổi thọ trung bình nhưng nó cũng là hậu quả của giảm mạnh tỷ lệ sinh trong nhiều năm qua. Trong khi chỉ cách đây 3 năm, dân số Việt Nam khi đó đang ở trong thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" khi có đến 69% dân số trong tuổi lao động. Việc già hóa dân số sẽ kéo theo đội ngũ lao động bị già hóa, năng suất lao động giảm, đặc biệt những ngành cần đào tạo lao động chuyên nghiệp. Thứ hai, dân số già sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, độ tuổi nhập quân cao lên. Đồng thời phải tăng thêm chi phí khám chữa bệnh cho dân số già, kéo theo những ảnh hưởng về kinh tế - xã hội.

Việc tỷ lệ sinh thấp, không đạt mức sinh thay thế có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo các chuyên gia dân số - kế hoạch hóa gia đình, nếu để mức sinh quá thấp và duy trì trong một thời gian dài sẽ dẫn đến ít trẻ em được sinh ra, dân số già hóa nhanh..., sẽ gây suy giảm dân số, thiếu hụt nguồn lực lao động nghiêm trọng làm suy giảm tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Để một nền kinh tế duy trì mức độ tăng trưởng cũng như để một quốc gia giữ nguyên dân số thì tỷ lệ sinh đẻ phải ít nhất 2,1. Với tỷ lệ sinh thấp như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trong tương lai gần. Tương tự như Nhật Bản và Châu Âu là những nơi tỷ lệ sinh cực thấp dẫn đến không thể phát triển bền vững và phải đối mặt với suy giảm tăng trưởng. 

Do đó, nhiệm vụ đặt ra là cần duy trì mức sinh thay thế, giữ vững mức sinh đồng đều giữa các vùng, khu vực và không để mức sinh xuống thấp, nhất là ở các tỉnh, thành phố đang có mức sinh thấp.

Mục tiêu chính: Duy trì mức sinh thay thế

Trước thực trạng mức sinh ở các tỉnh thành trên Việt Nam còn nhiều chênh lệch, Bộ Y tế đã đưa ra 3 mục tiêu cụ thể trong Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 là:

  • Tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp;
  • Giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao;
  • Duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế.

Duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc sẽ góp phần ổn định quy mô dân số, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực cho phát triển đất nước. Việc giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương góp phần làm chậm lại tốc độ gia tăng khoảng cách, tiến tới giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các vùng, các đối tượng.

Việc chủ động duy trì mức sinh hợp lý là để trong tương lai, Việt Nam sẽ có được một quy mô dân số phù hợp với diện tích lãnh thổ, đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa các độ tuổi; duy trì tương đối ổn định tỷ lệ dân số trong tuổi lao động, kéo dài giai đoạn cơ cấu "dân số vàng"; làm chậm lại thời gian chuyển đổi từ giai đoạn "già hóa dân số" sang "dân số già", có cơ hội phát triển các dịch vụ an sinh xã hội và phát huy, chăm sóc người cao tuổi tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để khống chế sự gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, sớm đưa trở lại mức cân bằng tự nhiên.

Nguồn ảnh: VTV

Nguồn ảnh: VTV

 
Ngọc Linh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kiến thức sống khỏe