3 gợi ý để người cao tuổi sống khỏe mạnh hơn

Sắp xếp cuộc sống hợp lý giúp mỗi người bảo vệ tài sản quý nhất - sức khỏe.

Bị đau bụng ngày “đèn đỏ” nên ăn gì?

Tỷ lệ ung thư tuyến tụy tăng nhanh ở phụ nữ dưới 55 tuổi

5 thực phẩm giàu calo, nghèo dinh dưỡng khiến bạn dễ tăng cân

Dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng máu bạn cần biết

Sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi con người, xếp trước của cải, gia đình, sự nghiệp hay các mối quan hệ. Thế nhưng, thực tế cho thấy, nhiều người không hề đầu tư cho sức khỏe, trong khi, khi họ ngã bệnh, 60% các gia đình sẽ bán đi của cải vật chất để trang trải các chi phí điều trị bệnh. Vì vậy, chăm sóc sức khỏe bản thân là giảm gánh nặng cho gia đình.

Ngay từ xa xưa, Hoàng Đế Nội kinh, y học cổ truyền Trung Hoa, đã đưa ra lời khuyên chăm sóc sức khỏe bản thân cho mỗi người, trong đó, nhấn mạnh tới 3 gợi ý để có một cuộc sống trường thọ, tránh xa bệnh tật. Đó là:

Gợi ý 1: Điều tiết cảm xúc

20230201145213971

Điều tiết cảm xúc, bình tĩnh đối mặt để không gây áp lực cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể

Hoàng Đế Nội kinh viết: "Con người có 5 cơ quan nội tạng, chuyển hóa 5 khí để tạo niềm vui, sự tức giận, nỗi buồn, lo lắng và sợ hãi." Vui thuộc về tim, giận thuộc về gan, buồn thuộc về phế (phổi), lo lắng thuộc về tỳ, sợ hãi thuộc về thận. Vì thế, y học cổ truyền cũng có câu, "Vui nhiều hại tim, buồn nhiều hại phổi, giận nhiều hại gan, nghĩ nhiều hại tỳ, sợ nhiều hại thận."

Mặc dù những người tức giận thường sẽ bộc lộ hết cảm xúc để giải tỏa áp lực, nhưng cơ thể giống như một cuốn sổ sẽ âm thầm ghi lại những ảnh hưởng vô hình của cơn giận đối với cơ thể.

Tâm trạng thay đổi thất thường, cơ thể sẽ tiết ra chất "catecholamine". Chất này sẽ làm tăng lượng đường trong máu, độc tố trong gan và tế bào gan cũng sẽ vì thế mà tăng lên, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan.

Nếu để ý quan sát, bạn có thể nhìn thấy, những người có tâm trạng thất thường hay bị bệnh về gan, tâm tư phiền muộn về bệnh tật cũng làm tổn thương tỳ và phổi. Và theo vòng luẩn quẩn, khi ba trong 5 tạng bị tổn thương, theo thời gian, nước da của họ sẽ trở nên xỉn màu, không còn sức sống tươi trẻ nữa.

Vì thế, để có cuộc sống tốt hơn, mỗi người phải học cách bình tĩnh đối phó với những việc vặt vãnh trong cuộc sống, bớt giận dữ, cười nhiều hơn. Cho dù chuyện gì xảy ra thì cũng nên bình tĩnh giải quyết, không giải quyết được thì buông bỏ. Có như vậy, chúng ta mới có được nền tảng sức khỏe tốt, có thể sống đúng với bản thân, sống theo ý mình, không phụ thuộc vào con cái.

Gợi ý 2. Ăn vừa phải

Ăn là việc mỗi người đều làm hàng ngày. Mỗi người một vị, mỗi người một cách ăn. Có người ăn ít, có người ăn nhiều, nhưng dù là không muốn lãng phí thức ăn thì thói quen ăn cố, ăn đến không đứng dậy nổi lại tiềm ẩn mối nguy hại lớn cho cơ thể.

Empty

Một chế độ ăn uống vừa phải sẽ giúp con người bảo vệ dạ dày

Hoàng Đế Nội kinh viết: "Ăn gấp đôi, hại dạ dày." Ăn quá nhiều trong một thời gian dài có thể dẫn đến, nhẹ thì béo phì, thừa dinh dưỡng, nặng thì có thể tạo gánh nặng cho dạ dày, cho gan, thậm chí có thể ung thư. Thế nên, Phật giáo có câu, "Ăn đồ ăn cũng như uống thuốc, cầu lành không cầu dữ, không tăng cũng không giảm." Tức là, lấy đồ ăn làm thuốc, không kén ăn, dùng tâm để ăn ngon chứ không chỉ thỏa mãn cái khẩu vị ban đầu, đồng thời phải suy tính để sao ăn chỉ vừa đủ 7-8 phần, sau đó không nên ăn thêm nữa.

Người xưa cho rằng, ăn uống điều độ là phù hợp với trung đạo, không những có lợi cho sức khỏe con người mà còn tạo ra mối quan hệ tốt trong xã hội. Trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực, chuyện ra ngoài giao du bạn bè là điều không thể tránh khỏi, chế độ ăn cũng ngày càng nhiều dầu mỡ và thực phẩm không đảm bảo. Vì lợi ích sức khỏe, mỗi người có thể dành 1-2 bữa nhịn ăn nhẹ, điều này giúp mang lại cảm giác đói cho cơ thể, thúc đẩy các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động, giúp con người sống tốt hơn.

Gợi ý 3. Ngủ đủ giấc

Người xưa từng nói, khi con người qua tuổi 50, mọi thứ đều nên chậm lại. Mặt trời xuống chậm hơn, xe ngựa hay thư tín cũng chậm rãi hơn hẳn.

Empty

Thiếu ngủ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người cao tuổi

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ hiện nay, các sản phẩm điện tử đã len lỏi vào các hộ gia đình, ồ ạt cung cấp thông tin cho mỗi con người trong mỗi giây mỗi phút. Càng lớn tuổi, con người càng muốn ngồi trên ghế, thư thái lướt đọc các thông tin liên quan đến cuộc sống, những điều mới lạ của thế giới xung quanh. Điều này không chỉ có ở người lớn tuổi, trẻ nhỏ, người trưởng thành cũng vậy, dán mắt vào điện thoại, trên đường đi, trong nhà hàng hay khi nói chuyện với người khác. Kết quả là, thời gian thức của chúng ta dài hơn, mắt ngày càng mờ đi, tinh thần ngày càng sa sút. Cuộc sống này đang hủy hoại cơ thể chúng ta từng chút một.

Bước vào tuổi trung niên, cơ thể không sánh được với tuổi trẻ, đi ngủ muộn trở thành một thử thách với cơ thể, mỗi lần lại không thể đặt điện thoại xuống càng làm cho giấc ngủ tới muộn hơn.

Bạn phải hiểu rằng, cuộc sống của bạn là một món quà được trời đất ban tặng. Cho dù bạn muốn chạy trốn thời gian và dành nhiều thời gian cho giải trí bản thân, nhưng thực tế bạn lại đánh mất đi sức khỏe và thời gian dành cho gia đình. Vì vậy, để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, buổi tối trước khi đi ngủ, hãy tắt điện thoại hoặc để nó thật xa giường ngủ. Hãy học cách nói không với các sản phẩm điện tử, đến lúc cần nghỉ ngơi thì phải nghỉ ngơi và sắp xếp một lịch trình sinh hoạt hàng ngày đều đặn. Đó là bí quyết để bạn sống lâu và khỏe mạnh.

Con người dù ở lứa tuổi nào thì sức khỏe cũng là điều kiện tiên quyết để có một cuộc sống tốt đẹp, chỉ có sức khỏe tốt mới không hại mình, hại con!

 
PV (lược dịch)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già