- Chuyên đề:
- Tai biến mạch máu não
Người cao tuổi nên làm gì để phòng ngừa đột quỵ và các bệnh trong mùa nóng?
Cách phòng tránh đột quỵ trong mùa nắng nóng
Thói quen tắm trong mùa Hè có hại cho sức khỏe
Người cao tuổi nên ăn uống thế nào để nhanh hồi phục sau phẫu thuật?
Nguy cơ ngộ độc thuốc do quá liều ở người cao tuổi
Người cao tuổi dễ đổ bệnh vì nắng nóng
Trong thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ gặp nhiều vấn đề sức khỏe do hệ miễn dịch kém, khả năng làm mát cơ thể lại suy giảm. Sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh có thể gây ra sự co mạch, dẫn đến cơn tăng huyết áp kịch phát và tai biến mạch máu não ở người già.
Theo các chuyên gia, người cao tuổi mắc các bệnh nền về tim mạch, phổi và thận hoặc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu có nguy cơ đột quỵ cao hơn trong thời tiết nắng nóng. Ngoài ra, những người trong tình trạng mất nước, thừa cân, béo phì, có tiền sử nghiện rượu, hút thuốc lá cũng dễ đổ bệnh trong ngày nắng nóng.
Bên cạnh tình trạng đột quỵ nguy hiểm trong mùa Hè, người cao tuổi thường gặp các vấn đề sức khỏe sau:
Người cao tuổi dễ bị say nắng, sốc nhiệt khi hoạt động mạnh ngoài trời nắng gắt
- Say nắng, mất nước và các chất điện giải khi hoạt động nặng ngoài trời. Người cao tuổi bị say nắng luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, bủn rủn tay chân, chóng quên và hay cáu gắt, mạch nhanh, tim đập dồn dập, nặng hơn có thể truỵ tim mạch.
- Cơn tăng huyết áp kịch phát do lạnh đột ngột (tắm nước lạnh, nằm máy lạnh nhiệt độ thấp quá hoặc đang nóng đi vào phòng máy lạnh ngay hoặc đang nóng, ra nhiều mồ hôi tắm nước lạnh ngay) hoặc uống bia lạnh để giải nhiệt. Người cao tuổi dễ bị liệt dây thần kính số 7 (méo miệng) nếu nằm trong phòng điều hòa nhiệt độ quá thấp.
- Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh đường hô hấp do chế độ sinh hoạt hàng ngày không hợp lý. Người bệnh đang đi ngoài nắng về lại tắm ngay hoặc cho quạt chiếu thẳng vào người dễ bị viêm đường hô hấp (viêm mũi, họng, viêm xoang).
- Người cao tuổi dễ mắc một số bệnh về da như viêm da dị ứng, bệnh Zona thần kinh gây ngứa ngáy khó chịu.
Phòng bệnh ở người cao tuổi trong mùa nắng
Để phòng bệnh mùa Hè, người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài, làm việc nặng trong thời gian nắng gắt nhất trong ngày (từ 10h-16h). Nếu công việc buộc phải ra khỏi nhà, người cao tuổi cần đội mũ hoặc nón rộng vành, che chắn kỹ cơ thể để chống nắng và đeo khẩu trang.
Để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, khi vừa đi nắng về, người cao tuổi không nên vào phòng bật máy lạnh ngay, mà cần vào một phòng trung gian không bật điều hòa, để cơ thể thích nghi dần với sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và môi trường trong nhà. Nhiệt độ lý tưởng của điều hòa nên đặt ở 25-27 độ C.
Trong tình hình dịch COVID-19, người cao tuổi chỉ nên tập thể dục tại nhà vào sáng sớm hoặc khi trời đã dịu mát. Không tập luyện quá gắng sức, xen kẽ các bài tập là thời gian nghỉ ngơi thư giãn và bổ sung nước cho cơ thể.
Những người cao tuổi có sức đề kháng kém hay bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: Viêm đường hô hấp, viêm da hoặc mắc bệnh về tim mạch, cần lưu ý không tắm nước lạnh để hạ nhiệt cơ thể. Thay vào đó, người cao tuổi nên tắm nước ấm. Không tắm biển, sông, suối, ao, hồ lúc trời nắng gắt, nhất là gần trưa, buổi trưa, xế chiều.
Người cao tuổi nên uống đủ nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước
Người cao tuổi không nhạy cảm với cơn khát như người trẻ. Do đó, người thân trong gia đình nên nhắc nhở người cao tuổi uống đủ lượng nước hàng ngày. Nước trái cây tươi hoặc nước bổ sung chất điện giải là thức uống phù hợp cho người cao tuổi trong mùa nóng. Người lớn tuổi không nên uống nước đá, bia lạnh hay ăn thực phẩm lạnh quá, nhất là khi có bệnh nền tim mạch, tăng huyết áp, hen suyễn.
Chế độ ăn mùa Hè của người cao tuổi nên có nhiều rau củ, hoa quả dễ tiêu hóa vừa cung cấp thêm nước và vi chất cho cơ thể, vừa để chống táo bón. Người mắc bệnh mạn tính cần duy trì uống thuốc theo đơn của bác sỹ để kiểm soát tốt bệnh trong mùa Hè.
Bình luận của bạn