Đột quỵ đang ngày càng trẻ hoá và để ngăn ngừa cần có một thói quen ăn uống lành mạnh.
Podcast: Đi nắng về, chớ vội tắm nước lạnh
Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần: Nhận biết sớm để phòng ngừa kịp thời
Có nên dùng máy sấy tóc để tăng sức đề kháng, đánh cảm, trị ho?
Run tay chân sau đột quỵ có nguy hiểm không?
1. Các loại hạt
Các loại hạt thường bị đánh giá thấp do hàm lượng calo cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phần lớn calo này đến từ chất béo không bão hòa, có lợi cho tim mạch và có khả năng giảm nguy cơ đột quỵ. Theo một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh, ăn hạt ít nhất 5 lần mỗi tuần có thể giúp giảm tới 19% nguy cơ đột quỵ.
Bên cạnh đó, các loại hạt còn là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống oxy hóa như vitamin E và polyphenol. Những hợp chất này có tác dụng giảm viêm, mà viêm lại là một quá trình chính trong xơ vữa động mạch, có thể dẫn tới đột quỵ.
2. Chuối

Ngoài kali, chuối còn chứa nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khoẻ - Ảnh: Midu.
Chuối là một nguồn kali dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp. Theo chuyên gia dinh dưỡng Veronica Rouse đồng thời là nhà sáng lập trang thông tin Chuyên gia dinh dưỡng Tim mạch (The Heart Dietitian), do tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ nên việc đảm bảo lượng kali đầy đủ hàng ngày là một biện pháp quan trọng để giảm nguy cơ này.
Đáng chú ý, phần lớn người dân Mỹ thường không đạt được mức tiêu thụ kali khuyến nghị là 4700mg mỗi ngày. Tuy nhiên, việc tăng cường hấp thụ kali có thể được thực hiện một cách dễ dàng bằng cách bổ sung chuối vào chế độ ăn uống.
3. Cà phê
Đối với nhiều người, cà phê là một loại thức uống giúp duy trì sự tỉnh táo hàng ngày. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của nó đến nguy cơ đột quỵ vẫn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Theo chuyên gia Rouse, bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn thói quen uống cà phê buổi sáng. Dù caffeine có thể gây ra tăng huyết áp tạm thời, nhưng nó không làm phát triển tình trạng tăng huyết áp kéo dài theo thời gian. Thực tế, các nghiên cứu dài hạn đã chỉ ra rằng việc uống cà phê ở mức độ vừa phải, khoảng 2 đến 3 tách mỗi ngày, có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Ngoài hàm lượng caffeine dồi dào, cà phê còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, như acid chlorogenic và flavonoid, những chất này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại đột quỵ. Tuy nhiên, chuyên gia Rouse cũng lưu ý rằng uống cà phê với lượng lớn hơn có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, để đảm bảo an toàn, nên giới hạn lượng cà phê tiêu thụ hàng ngày không quá 3 tách (khoảng 100ml).
4. Yến mạch

Yến mạch được mệnh danh là "bữa sáng quốc dân" vì độ tiện lợi và giàu dưỡng chất.
Từ lâu, yến mạch đã được coi là một loại ngũ cốc có lợi cho hệ tim mạch, nhưng nhiều người hiện vẫn đang lo ngại về tác động của chúng đối với đường huyết. Mặc dù vậy, việc chế biến yến mạch một cách khoa học có thể giúp tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe tim mạch từ chất xơ hòa tan beta-glucan, có khả năng giảm cholesterol hiệu quả.
Bên cạnh đó, yến mạch còn chứa các hợp chất phenolic, mang đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm, đồng thời cũng giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Để đạt được những lợi ích này, các chuyên gia khuyến cáo nên ưu tiên yến mạch nguyên hạt (steel-cut oats) hoặc yến mạch cán dẹt (rolled oats) thay vì yến mạch ăn liền, vốn đã qua chế biến và được tiêu hóa nhanh hơn.
5. Đậu
Đậu là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và chi phí hợp lý, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Mặc dù có những thông tin sai lệch trên mạng xã hội về lectin trong đậu, có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, nhưng thực tế là việc ngâm và nấu đậu đúng cách sẽ giúp trung hòa lectin, làm cho đậu trở nên an toàn và rất bổ dưỡng.
Đậu chứa hàm lượng chất xơ hòa tan dồi dào, đóng vai trò bảo vệ động mạch bằng cách liên kết với cholesterol trong ruột và loại bỏ nó khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, cơ chế này có vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ. Bên cạnh đó, đậu còn là nguồn cung cấp kali và magne phong phú, 2 khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe tim mạch và chức năng não bộ.
6. Đậu phụ
Đậu phụ được làm từ đậu nành thông qua quá trình đông tụ tự nhiên, tương tự như cách làm phô mai, và đã trở thành một thành phần quen thuộc trong ẩm thực châu Á suốt nhiều thế kỷ. Theo đó, đậu phụ chứa hàm lượng cao isoflavone, giúp chống oxy hóa và có khả năng hỗ trợ duy trì huyết áp khỏe mạnh. Các chuyên gia cũng đã chỉ ra, thường xuyên ăn các sản phẩm từ đậu nành, bao gồm cả đậu phụ, sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Bình luận của bạn