Phụ huynh không nhất thiết phải tiêm vaccine dịch vụ cho trẻ (Ảnh minh họa)
Vì sao vaccine dịch vụ luôn “cháy”?
Vẽ virus lên người nhằm tuyên truyền tiêm vaccine
Khan hiếm vaccine dịch vụ do thiếu nguồn cung
Năm 2015 sẽ khan hiếm vaccine dịch vụ
Hỗ trợ hàng trăm nghìn liều vaccine chống dịch bệnh
Nên đưa trẻ đi tiêm vaccine tại Chương trình TCMR
Theo TS. Nguyễn Văn Cường, nhu cầu vaccine và các dụng cụ tiêm chủng trong chương trình TCMR đều được dự trù, lập kế hoạch và cung cấp luôn đảm bảo để đáp ứng nhu cầu của người dân. Để phòng bệnh cho trẻ thì tốt nhất cần cho trẻ được tiêm đúng lịch tiêm chủng và không có lý do gì mà các bậc phụ huynh lại ngại đưa con em mình đi tiêm vaccine tại Chương trình TCMR.
PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng cho biết, các loại vaccine trong Chương trình TCMR luôn đáp ứng đủ nhu cầu, đảm bảo chất lượng và tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt của Tổ chức Y tế Thế giới. Việc tiêm vaccine phòng bệnh thuộc Chương trình TCMR là một sự lựa chọn sáng suốt giúp trẻ phòng bệnh. Nếu trẻ không được tiêm vaccine phòng bệnh vì lý do cha mẹ chờ vaccine dịch vụ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao, đồng thời, khi mắc bệnh, trẻ cũng là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.
TS. Nguyễn Văn Cường cho biết, vaccine trong Chương trình TCMR được tổ chức tiêm đầy đủ trong tháng, đảm bảo số lượng, chất lượng và an toàn. Cả vaccine dịch vụ lẫn vaccine tiêm chủng miễn phí đều có quy trình kiểm định như nhau. Đặc biệt, không có loại vaccine nào là an toàn 100%, việc tiêm vaccine dịch vụ vẫn hoàn toàn có thể xảy ra các tai biến như vaccine miễn phí.
Hiện nay, đã có 12 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có vaccine phòng bệnh trong chương trình TCMR (trong đó cũng có vaccine phối hợp Quinvaxem phòng 5 bệnh: Bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - viêm não, màng não do Hemophilus influenza type B) trong khi các mũi tiêm dịch vụ “5 trong 1” hay “6 trong 1” chỉ phòng được 5 - 6 bệnh. Điều này có nghĩa, tiêm dịch vụ hoàn toàn không ngừa được nhiều bệnh hơn các trẻ tiêm chủng đều đặn trong các đợt tiêm chủng của Chương trình TCMR. Trẻ tiêm dịch vụ muốn phòng các bệnh nguy hiểm thì sau khi tiêm vaccine dịch vụ vẫn còn phải tiêm vaccine miễn phí phòng ngừa những bệnh mà vaccine dịch vụ không có.
Đã có 12 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có vaccine phòng bệnh trong chương trình TCMR (Ảnh minh họa)
TCMR là chương trình y tế có tính xã hội cao
GS. Phạm Ngọc Đính - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Y học Dự phòng Việt Nam chia sẻ: "Chương trình TCMR góp phần tạo ra hạnh phúc gia đình, an sinh xã hội và an ninh chính trị trong điều kiện đất nước đang phát triển với nhiều vấn đề xã hội nảy sinh. Đặc biệt, TCMR huy động được cộng đồng cùng tham gia và là một trong những chương trình y tế có tính xã hội hóa cao theo ý nghĩa tích cực nhất".
Theo GS. Phạm Ngọc Đinh, thành công của công tác TCMR đã làm cho tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng có vaccine dự phòng giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Sau 25 năm triển khai, Chương trình TCMR ở Việt Nam đã dự phòng cho 6,7 triệu trẻ em khỏi mắc 11 bệnh truyền nhiễm và cứu 43 nghìn trẻ khỏi bị tử vong do các bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và sởi.
Nghị quyết Trung ương lần thứ XI đã khẳng định vai trò tích cực của nền y học dự phòng tiên tiến, trong đó có việc tiếp thu và phát triển thành quả của TCMR tới mọi người dân. Vì vậy, hưởng ứng tích cực, có trách nhiệm và có hiệu quả vào chương trình TCMR chính là thiết thực góp phần đẩy mạnh hơn tiến độ hiện thực hóa mục tiêu về giảm tỷ lệ tử vong trẻ em ở Việt Nam.
Bình luận của bạn