7 yếu tố lối sống giúp giảm nguy cơ trầm cảm

Những thói quen lành mạnh giúp chăm sóc sức khỏe tinh thần

Sai lầm cần tránh khi dùng thuốc chữa trầm cảm

Hiểu về trầm cảm ở sinh viên đại học

Các triệu chứng của trầm cảm thường dễ bị bỏ qua

Ăn các loại hạt mỗi ngày có thể giảm nguy cơ trầm cảm

Cụ thể, nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Mental Health cho thấy có 7 yếu tố lối sống có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm. Để tìm hiểu mối liên hệ giữa các yếu tố lối sống và trầm cảm, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ Ngân hàng sinh học Anh (UK Biobank), phân tích thông tin từ gần 290.000 người, trong đó có 13.000 người bị trầm cảm. Dữ liệu nãy đã được thu thập trong suốt 9 năm.

7 yếu tố lối sống được xem xét trong nghiên cứu gồm: Uống rượu vừa phải, chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên, ngủ ngon, không bao giờ hút thuốc, sự ít vận động từ mức thấp đến trung bình, tương tác xã hội thường xuyên.

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu nhận thấy càng có nhiều yếu tố lối sống lành mạnh sẽ càng có lợi cho sức khỏe tinh thần. Những người tham gia được cho điểm từ 0-7 dựa trên số lượng thói quen lành mạnh mà họ thực hiện và được xếp vào một trong ba nhóm: "có lợi" (có 5-7 yếu tố lối sống), "trung bình" (2-4) và "không có lợi" ( 0-1).

Dữ liệu cho thấy, so với nhóm “không có lợi”, những người trong nhóm "có lợi" có nguy cơ mắc trầm cảm thấp hơn 57%; Nhóm "trung bình" có nguy cơ thấp hơn 41%.

Tỷ lệ trầm cảm ở người trẻ tuổi đang gia tăng

Tỷ lệ trầm cảm ở người trẻ tuổi đang gia tăng

Theo tác giả của nghiên cứu - GS Tâm thần học Barbara Sahakian, Đại học Cambridge, “thay đổi hành vi và hình thành lối sống lành mạnh là điều chúng ta có thể làm để giảm nguy cơ trầm cảm. Các nghiên cứu trong tương lai nên xem xét việc phát triển thói quen lối sống lành mạnh có thể ảnh hưởng đến chứng trầm cảm ở tuổi vị thành niên thế nào. Hiện nay, tỷ lệ trầm cảm ở các nhóm tuổi này đang gia tăng. Có lối sống lành mạnh và phát triển các thói quen tốt về chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, tập thể dục, kết nối xã hội và tình bạn là rất quan trọng đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Trường học nên dạy trẻ về lối sống lành mạnh để thúc đẩy sức khỏe não bộ, thể chất và tinh thần'".

Theo TS Wei Cheng (Đại học Đại học Fudan, Thượng Hải, Trung Quốc), "bạn không cần phải tuân theo mọi thói quen một cách hoàn hảo. Việc tuân thủ sự kết hợp các yếu tố lối sống trên có thể tạo ra sự khác biệt lớn".

Trong 7 yếu tố lối sống, mỗi yếu tố có tác động đến nguy cơ trầm cảm ở mức khác nhau. Trong đó, yếu tố ngủ ngon giấc từ 7-9 giờ mỗi đêm có khả năng giúp giảm nguy cơ trầm cảm nhiều nhất ở mức 22%. Nếu không ngủ đủ giấc, các yếu tố còn lại đều có khả năng bị ảnh hưởng. Sau yếu tố ngủ ngon, việc không bao giờ hút thuốc giúp giảm nguy cơ trầm cảm 20%, thường xuyên kết nối xã hội giúp giảm 18%, hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm 14%.

Lưu ý, nếu áp dụng những thay đổi trên nhưng nhận thấy các triệu chứng trầm cảm vẫn không thuyên giảm, vẫn kéo dài hơn 2 tuần mà không rõ nguyên nhân gây căng thẳng, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị kết hợp liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc.

 
Nguyễn Thanh (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh