Hiểu về trầm cảm ở sinh viên đại học

Trầm cảm là vấn đề ngày càng phổ biến ở sinh viên

Lời khuyên giúp bảo vệ sức khỏe mùa thi cử

Những điều sinh viên nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết

5 cách chăm sóc sức khỏe tinh thần cho tân sinh viên

Cẩm nang cho tân sinh viên: Bí quyết học tập và quản lý thời gian

Tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên bậc đại học đang gia tăng trong những năm gần đầy. Theo Mayo Clinic, một cuộc khảo sát năm 2021-2022 đối với sinh viên trên 133 trường đại học tại Mỹ cho thấy, 44% sinh viên cho biết có triệu chứng trầm cảm và 15% cho biết họ nghiêm túc cân nhắc việc tự tử trong năm qua.

Còn ở Việt Nam, thống kê cho thấy trong khoảng 5.000 người đến khám tại các khoa tâm thần, có đến 30% là sinh viên gặp vấn đề trầm cảm. Có rất nhiều đặc điểm của cuộc sống đại học khiến sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao.

Tại sao người trẻ gặp khó khăn?

Với nhiều sinh viên, bước vào đại học là lần đầu phải xa gia đình và tự lập hoàn toàn. Những thay đổi lớn trong cuộc sống, phải làm quen với môi trường mới… có thể gây căng thẳng và dẫn đến trầm cảm.

Chi phí giáo dục tạo thêm gánh nặng cho sinh viên và gia đình họ. Ngay từ Tiểu học, nhiều học sinh đã được cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng và liên tục hối thúc, ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần. Lịch trình học tập của học sinh cấp 2, cấp 3 dày đặc, khiến nhiều bạn trẻ bị thiếu ngủ kéo dài và có rất ít thời gian để phát triển các kỹ năng sống cơ bản, chẳng hạn như giặt giũ, nấu ăn, quản lý chi tiêu…

Kỹ năng sống thiếu hụt biểu hiện rõ khi thanh thiếu niên bước vào đại học. Lần đầu sống tách biệt khỏi cha mẹ, sống chung với bạn bè mới khiến sinh viên phải đối mặt với những thách thức mới trong cuộc sống.

Sinh viên bậc đại học chịu nhiều áp lực về tài chính, học tập lẫn công việc

Sinh viên bậc đại học chịu nhiều áp lực về tài chính, học tập lẫn công việc

Có tới 75% sinh viên gặp trầm cảm nhưng còn ngại tìm kiếm sự trợ giúp. Tình trạng này có thể dẫn tới những hậu quả nặng nề như: Bỏ học giữa chừng, thành tích kém, nghiện chất kích thích và tự làm hại bản thân. Một số sự kiện tiêu cực sau có thể kích thích các đợt trầm cảm ở sinh viên: Bị so sánh thành tích với bạn đồng trang lứa; Nghiện rượu; Nỗi lo sợ làm cha mẹ thất vọng; Đổ vỡ trong chuyện tình cảm; Bị tấn công tình dục…

Dấu hiệu trầm cảm và cảnh báo tự tử cần biết

Đối với cả phụ huynh và học sinh, nhận biết các yếu tố nguy cơ và triệu chứng có thể giúp xác định sớm và điều trị trầm cảm. Các triệu chứng trầm cảm có thể bao gồm:

  • Lo âu và hoảng loạn.
  • Gặp khó khăn với việc học ở trường.
  • Thay đổi trong thói quen ăn hoặc ngủ.
  • Nhiều cơn bộc phát cảm xúc, chẳng hạn như rơi nước mắt, tức giận hoặc khó chịu.
  • Thiếu năng lượng hoặc mệt mỏi.
  • Mất hứng thú với các hoạt động như tham gia câu lạc bộ, chơi thể thao.
  • Có ý định tự tử hoặc tự làm hại bản thân.

Những hành vi sau có thể cho thấy sinh viên đang nghĩ đến việc tự tử:

  • Tâm trạng lên xuống thất thường.
  • Lạm dụng rượu hoặc chất kích thích.
  • Bỏ bê việc học tập, trốn học.
  • Tham gia vào các hành động nguy hiểm hoặc tự hủy hoại bản thân.
  • Nói lời tạm biệt với mọi người như thể họ sẽ không gặp lại họ nữa.
  • Ngủ quá ít hoặc quá nhiều.
  • Nói về việc tự tử, về việc trở thành gánh nặng cho người khác; Bày tỏ cảm giác bị mắc kẹt, vô vọng hoặc không có mục đích.
  • Né tránh bạn bè và muốn ở một mình.
Cha mẹ nên làm chỗ dựa vững chắc, hỗ trợ sinh viên về mặt tinh thần trong suốt quá trình học đại học

Cha mẹ nên làm chỗ dựa vững chắc, hỗ trợ sinh viên về mặt tinh thần trong suốt quá trình học đại học

Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu hành vi bất thường trên, cha mẹ nên trao đổi thẳng thắn với sinh viên. Các bậc phụ huynh cũng cần giữ bình tĩnh, kiên nhẫn và thấu cảm khi trò chuyện với con. Nếu con có ý định tự tử, cần nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế chuyên môn, có khả năng can thiệp.

Với những gia đình có học sinh cuối cấp THPT, cả cha mẹ và người trẻ cần có cái nhìn thực tế về cuộc sống và mục tiêu trong những năm tháng tại giảng đường đại học. Đặc biệt, cần chuẩn bị cho con kỹ năng sống tự lập trước khi rời khỏi vòng tay cha mẹ.

 
Quỳnh Trang (Theo Mayo Clinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ