- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Người bị run tay chân có thể cần điều trị bằng thuốc, can thiệp phẫu thuật hoặc dùng thiết bị hỗ trợ
Việc tập thể dục có lợi ích gì cho người bệnh run tay chân?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị run tay chân?
Run tay mỗi khi ăn cơm, cầm cốc nước là bị làm sao?
Chế độ ăn uống cho người bị run tay chân cần chú ý những gì?
Run là các chuyển động nhịp nhàng, không chủ ý, có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận cơ thể khác nhau, nhưng thường gặp nhất vẫn là ở tay, chân. Các tình trạng thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson và chứng run vô căn là những nguyên nhân phổ biến nhất gây run tay chân.
Run vô căn là nguyên nhân phổ biến nhất gây run, ảnh hưởng tới khoảng 5% người trên 65 tuổi. Trong khi đó, bệnh Parkinson cũng ảnh hưởng tới khoảng 1% những người trên 60 tuổi.
Hầu hết người bị run tay chân đều gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày, cũng như có nguy cơ cao gặp phải các tình trạng tâm lý khác.
Run tay chân do bệnh Parkinson và do run vô căn có gì khác biệt?
Bệnh Parkinson và run vô căn có cơ chế bệnh khác nhau, do đó chứng run tay chân do 2 tình trạng này gây ra cũng có nhiều khác biệt.
Theo đó, chứng run do bệnh Parkinson thường xuất hiện khi người bệnh ở trạng thái nghỉ ngơi. Cơn run do bệnh Parkinson thường có tần số run thấp (từ 4 - 6 Hz) và xảy ra với khoảng 75% người bệnh. Thêm vào đó, người bệnh Parkinson cũng có thể gặp phải tình trạng run khi nghỉ tái phát, xuất hiện trong quá trình co cơ có chủ ý, thường là khi người bệnh đưa các bộ phận cơ thể sang một vị trí mới.
Trong khi đó, run tay chân do run vô căn thường là cơn run khi vận động, thường ảnh hưởng tới các chi trên và xuất hiện ở 95% người bệnh. Run vô căn có thể ảnh hưởng tới cả người trẻ và người cao tuổi, trong đó thường gặp nhất ở độ tuổi từ 15 - 55. Run vô căn thường được chẩn đoán khi đã loại trừ hết các bệnh thần kinh khác có thể gây run, ví dụ như rối loạn trương lực cơ, bệnh Parkinson…
Điều trị run vô căn như thế nào?
Việc điều trị run vô căn thường bắt đầu bằng việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, có thể bao gồm các loại thuốc như thuốc chẹn beta, thuốc chống co giật và thuốc chống loạn thần. Nếu không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, phương pháp phẫu thuật sẽ được cân nhắc.
Theo đó, các phẫu thuật như kích thích não sâu có thể cải thiện đáng kể triệu chứng run vô căn, giúp giảm run tay hiệu quả tới 10 năm sau phẫu thuật. Tuy nhiên, biện pháp phẫu thuật cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây rối loạn ngôn ngữ, mất cân bằng, nhiễm trùng da.
Một biện pháp phẫu thuật khác có thể kể tới siêu âm tập trung dưới sự hướng dẫn của máy chụp cộng hưởng từ (MRI). Phương pháp này ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật kích thích não sâu. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này có thể giảm dần trong vòng 2 năm.
Ngoài các biện pháp điều trị trên, việc quản lý tốt lối sống cũng có thể giúp giảm run. Nếu có điều kiện, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các thiết bị có độ nặng nhất định để giảm biên độ run.
Một số mẹo giúp giảm run tay chân
Để giúp giảm run, sinh hoạt dễ dàng hơn, người bệnh Parkinson hay run vô căn có thể thực hiện những lời khuyên sau:
- Người bị run vô căn có thể dùng bút, chuột máy tính, thìa… nặng hơn để giảm biên độ run. Với người bệnh Parkinson, dường như biện pháp này lại không có hiệu quả giảm run khi nghỉ.
- Người bệnh Parkinson có thể dùng các thiết bị hỗ trợ gây kích thích cơ, từ đó giúp giảm run khi nghỉ.
- Ứng dụng công nghệ thực tế ảo cũng đã được chứng minh có thể mang tới những ảnh hưởng tích cực cho người bệnh Parkinson.
- Các bài tập Eccentric (hay tập luyện thiên về giai đoạn giãn cơ để tối đa hóa khả năng tăng cường độ lớn cơ bắp, chịu được nhiều áp lực hơn) có thể giúp giảm run tay khi nghỉ.
Vi Bùi (Theo Healthnews)
TPBVSK Vương Lão Kiện - hỗ trợ giảm run tay chân
Với thành phần chính là cao Thiên ma - Câu đằng, TPBVSK Vương Lão Kiện là sự lựa chọn phù hợp cho người bị run chân tay, không chủ động được chân tay.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đừng để run chân tay trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!
Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết: TPBVSK VƯƠNG LÃO KIỆN
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn