Người đã mắc COVID-19 có nên đi chụp phổi?

Xơ phổi hậu COVID là một trong những nỗi lo lớn nhất hậu COVID-19

WHO: Trẻ em khỏe mạnh chưa cần tiêm mũi 3 vaccine COVID-19

Việt Nam có 70 ca nhiễm Omicron, người vào Bắc Kạn phải xét nghiệm COVID-19

Yên Bái nới lỏng quy định với người về quê ăn Tết

Tự khai mũi tiêm trên ứng dụng PC-COVID

Những bất thường về hô hấp hậu COVID-19

Những triệu chứng thường gặp

Ho, khó thở, đặc biệt là khó thở khi gắng sức, giảm khả năng vận động là một số bất thường về hô hấp hậu COVID-19 khá phổ biến.Theo đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ bệnh nhân bị di chứng phổi hậu COVID-19 rơi vào khoảng 20 - 40%. Trong đó, khó thở là triệu chứng thường gặp nhất với tỷ lệ mắc lên đến 40 - 66%.

Xơ phổi hậu COVID-19

Đây là một trong những tổn thương hậu COVID-19 nổi bật và đáng sợ nhất. Theo đó, xơ phổi hậu COVID-19 có thể hiểu đơn giản là tình trạng mô phổi bị phá hủy trong giai đoạn COVID-19 cấp tính. Các mô bị tổn thương sẽ không thể hồi phục về trạng thái bình thường, mà thay vào đó bằng các mô xơ (đặc biệt là ở bệnh nhân bị viêm phổi nặng và hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển).

Những tổ chức xơ này không thực hiện được chức năng trao đổi khí CO2 và O2 ở phổi, dẫn đến tình trạng khó thở, đặc biệt là khó thở khi người bệnh vận động mạnh.

Xơ phổi là một biến chứng nguy hiểm hậu COVID-19

Xơ phổi là một biến chứng nguy hiểm hậu COVID-19

Chưa kể, tình trạng xơ hóa cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công phổi, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi sau khi khỏi COVID-19.

Chụp phổi có thể phát hiện xơ phổi hậu COVID-19

Tình trạng xơ hóa phổi có thể được chẩn đoán qua một số cách sau:

- Nhìn thấy trên mô bệnh học qua sinh thiết phổi, hoặc qua hình ảnh xơ trên phim chụp CT.

- Dấu hiệu giảm thể tích phổi và giảm độ khuếch tán của phổi qua các thăm dò chức năng hô hấp.

Có phải bất kỳ ai đã mắc COVID-19 cũng nên đi chụp phổi?

Theo bác sỹ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, nhiều người quá lo lắng nguy cơ bị tổn thương xơ phổi sau COVID-19 nên “đua nhau” đi chụp X-quang phổi, trong khi sức khỏe của họ vẫn bình thường, không gặp phải các vấn đề tức ngực, khó thở hay các dấu hiệu bất thường khác.

Đúng là chụp CT có thể giúp phát hiện sớm tình trạng xơ phổi hậu COVID-19, nhưng không phải bất kỳ ai đã mắc COVID-19 đều cần phải đi chụp phổi.

Theo đó, những người có nguy cơ cao bị xơ phổi lâu dài sau COVID-19 dưới đây nên chú ý hơn tới sức khỏe lá phổi:

 

- Người bị viêm phổi nặng trong đợt bệnh COVID-19 cấp, đặc biệt là người mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển.

- Bệnh nhân phải thở máy áp lực dương, cần điều trị ECMO, thời gian nằm viện lâu dài.

- Bệnh nhân nặng, nồng độ các cytokine tiền viêm trong máu cao.

- Bệnh nhân đã bị tổn thương phổi, có bệnh phổi mạn tính.

- Người lớn tuổi.

- Người có thời gian nằm viện lâu.

- Người có thói quen hút thuốc lá.

Nhiều chuyên gia khuyên những người hay thấy khó thở, tình trạng khó thở kéo dài trên 12 tuần sau nhiễm trùng cũng nên đi chụp X-quang tim phổi, nếu cần có thể chụp CT ngực độ phân giải cao để thăm dò chức năng hô hấp, loại trừ các tổn thương thực thể ở phổi.

Trong trường hợp bạn không có triệu chứng hoặc vẫn có thể sinh hoạt, làm việc bình thường sau khi khỏi bệnh, bác sỹ Trương Hữu Khanh khuyên bạn không cần đi khám hậu COVID. Theo ông, sau một trận ốm, việc xuất hiện tình trạng mệt mỏi kéo dài, ho, sốt, đau nhức người, rụng tóc... là rất thường gặp và không quá nghiêm trọng.

Bạn chỉ cần thực hiện các bài tập thở, tập hồi phục chức năng phổi, duy trì tư thế tối ưu… để giảm khó thở; Chú ý tới chế độ dinh dưỡng tại nhà để chóng hồi phục sức khỏe hậu COVID-19. Về việc đi khám sức khỏe, bác sỹ Khanh khuyên người dân nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần, ngay cả khi không gặp phải hội chứng hậu COVID-19.

Vi Bùi (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp