Nguyên nhân dịch mũi có máu

Xì mùi ra máu có nguy hiểm không?

Phải làm gì khi bị chảy máu cam thường xuyên?

Mũi bị khô trong mùa lạnh phải làm sao?

Chảy máu cam trong thai kỳ phải làm thế nào?

Trẻ bị chảy máu cam: Bố mẹ nên làm gì?

Xì mũi quá mạnh

Lớp niêm mạc mũi mỏng manh và chứa nhiều mạch máu. Khi xì mũi mạnh, huyết áp có thể đột ngột tăng đáng kể, dẫn đến vỡ hoặc rách một số mạch máu, làm xuất hiện một lượng nhỏ máu trong chất nhầy mũi. Để sớm phục hồi, bạn nên dưỡng ẩm đường mũi bằng cách dùng máy tạo độ ẩm không khí, rửa mũi bằng nước muối sinh lý.

Thời tiết khô hoặc lạnh

Không khí khô hanh, thiếu độ ẩm khiến đường mũi bị khô và khó chịu. Khi hít vào, không khí khô có xu hướng làm khô lượng chất nhầy cần thiết trong mũi, dần dần gây kích ứng niêm mạc mũi, gây chảy máu. Liên tục dùng điều hòa hoặc hệ thống sưởi cũng dễ khiến không khí khô.

Viêm xoang

Dịch mũi có lẫn máu là hiện tượng thường gặp ở người bị viêm xoang. Viêm xoang xảy ra khi xoang bị tắc nghẽn, viêm và tăng tiết chất nhầy. Có nhiều yếu tố kích thích các triệu chứng viêm xoang, điển hình là khi dị ứng hoặc cảm lạnh. Ngoài máu, trong chất nhầy mũi đôi khi có thể có màu xanh lá cây hoặc vàng. Những người bị viêm xoang còn gặp nhiều triệu chứng khác như chảy nước mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, đau vùng trán, thái dương hoặc gò má, đau răng hoặc tai, hơi thở có mùi, mệt mỏi, ho và sốt. 

Phương pháp điều trị viêm xoang tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Người mắc có thể dùng thuốc thông mũi không kê đơn (OTC), rửa mũi bằng nước muối sinh lý, dùng thuốc cảm lạnh và dị ứng theo chỉ định.

Một số loại thuốc

Các loại thuốc làm tan máu đông có thể khiến bạn khó kiểm soát tình trạng chảy máu cam hơn

Các loại thuốc làm tan máu đông có thể khiến bạn khó kiểm soát tình trạng chảy máu cam hơn

Một số thuốc có đặc tính làm loãng máu, ngăn ngừa đông máu (như aspirin, clopidogrel, thuốc giảm đau không steroid và coumadin) có thể dẫn đến tác dụng phụ là chảy máu cam. Ngoài ra, một số chất bổ sung từ thảo dược như dầu cá, bạch quả và nhân sâm có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Một số trường hợp, thuốc xịt mũi như fluticasone cũng có khả năng gây kích ứng và làm khô đường mũi. Nếu nghi ngờ dùng thuốc có liên quan đến dịch mũi có máu, bạn nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ để được tư vấn và có điều chỉnh cần thiết.

Vấn đề sức khỏe tiềm ẩn

Trong một số trường hợp, dịch mũi có lẫn máu có thể liên quan đến các bệnh rối loạn tự miễn như hội chứng Sjogren, u hạt và viêm đa mạch (trước đây gọi là Bệnh u hạt Wegener, bệnh gây viêm các mạch máu trong mũi, xoang, họng, phổi và thận). Người bệnh có thể nhận thấy những vệt máu bên trong dịch mũi, chủ yếu là do mũi bị kích thích liên tục.

 
Nguyễn Thanh (Theo HealthKart)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp