Thiếu ngủ có thể gây ngạt mũi và hắt hơi

Vì sao ngủ ít khiến bạn ngạt mũi và hắt hơi nhiều hơn?

Nguy cơ tăng huyết áp ở phụ nữ do thiếu ngủ

Mất ngủ nhiều ngày nguy hiểm như thế nào?

Thiếu ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản

Thiếu ngủ có gây rụng tóc?

BS Sheetal Radia (chuyên khoa phẫu thuật tai mũi họng và đầu cổ, Bệnh viện Wockhardt, Ấn Độ) cho biết, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến chức năng của mũi theo nhiều cách khác nhau.

Ức chế phản ứng miễn dịch

Thiếu ngủ khiến hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả hơn trước nguy cơ nhiễm trùng và dị ứng. Khi ngủ say, hệ miễn dịch giải phóng các protein thiết yếu để bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và viêm. Thiếu ngủ làm gián đoạn phản ứng miễn dịch quan trọng này. Cơ thể có khả năng phản ứng lại bằng cách hắt hơi không kiểm soát và nghẹt mũi khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc kích thích trong môi trường.

Viêm mũi

Thiếu ngủ có thể gây viêm sưng lớp niêm mạc ở khoang mũi, dẫn đến dễ bị kích ứng và nghẹt mũi. Các cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể, như sản xuất chất nhầy ở mũi, có thể bị mất cân bằng, kéo theo nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.

Chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, đặc trưng bởi hơi thở bị gián đoạn trong khi ngủ, cũng có thể góp phần gây nghẹt mũi và hắt hơi. Trong lúc ngưng thở khi ngủ, đường thở có khả năng bị tắc nghẽn một phần, dẫn đến thở bằng miệng, gây khô và khó chịu ở mũi khi thức dậy.

Căng thẳng gia tăng

Thiếu ngủ thường dẫn đến mức độ căng thẳng gia tăng, có thể làm các triệu chứng ở mũi tệ hơn. Các hormone căng thẳng tăng cao kích thích gây viêm và nghẹt mũi, bạn có xu hướng hắt hơi nhiều hơn và trải qua những cảm giác khó chịu khác.

Mẹo giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi và hắt hơi

Máy tạo độ ẩm không khí giúp giảm thiểu các vấn đề gây ra bởi không khí khô hanh

Máy tạo độ ẩm không khí giúp giảm thiểu các vấn đề gây ra bởi không khí khô hanh

- Nâng cao chất lượng giấc ngủ: Đặt mục tiêu ngủ liên tục từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm để hệ miễn dịch hoạt động tối ưu và giảm viêm.

- Giữ môi trường sạch sẽ: Thường xuyên dọn dẹp không gian xung quanh để loại bỏ các chất gây dị ứng hoặc kích thích có thể gây hắt hơi và nghẹt mũi.

- Dùng máy lọc không khí: Giúp lọc các chất gây dị ứng và chất ô nhiễm trong không khí, để không khí trong nhà trong lành hơn.
- Uống đủ nước: Giúp giữ ẩm cho đường mũi, giảm nghẹt mũi hoặc kích ứng mũi.

- Rửa mũi: Dùng bình xịt nước muối hoặc bình neti pot để rửa mũi giúp dưỡng ẩm và giảm nghẹt mũi.

- Tránh các chất gây dị ứng: Các chất gây dị ứng kích hoạt phản ứng miễn dịch khác nhau ở mỗi người. Tránh các chất có nguy cơ gây dị ứng với bạn, như phấn hoa, bụi hoặc lông thú cưng.

- Hít hơi nước từ bát nước nóng hoặc hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm có thể giúp giảm nghẹt mũi và làm dịu đường mũi bị kích thích.

- Nâng cao đầu khi ngủ: Dùng gối cao hơn một chút để giúp đẩy chất nhầy thoát ra khỏi mũi tốt hơn trong lúc ngủ.

- Tránh hút thuốc và khói thuốc vì làm triệu chứng nghẹt mũi và các vấn đề hô hấp khác nặng thêm.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp