Lộ diện 5 tác nhân gây ra hội chứng chuyển hóa

Kích thước vòng bụng lớn bất thường là dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa

Bệnh đái tháo đường có ảnh hưởng đến sinh lý hay không?

Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh - dấu hiệu cảnh báo bệnh Parkinson sớm

Rối loạn chuyển hóa đường nguy hiểm thế nào?

Nam giới bị nhiễm trùng nướu cẩn thận rối loạn cương dương

Các tác nhân làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa

Nồng độ triglyceride cao

Triglyceride là chất béo được tìm thấy trong máu. Thực phẩm chúng ta ăn được chuyển đổi thành calo, lượng calo dư thừa tích tụ tạo thành chất béo trung tính (triglyceride). Khi cơ thể bạn dung nạp nhiều thức ăn nhưng ít vận động, hoạt động thể chất, nồng độ chất béo trung tính trong máu cao, gây xơ cứng mạch máu, ứ đọng thành mạch máu, xơ vữa thành động mạch.

- Nồng độ triglyceride bình thường: <150 mg/dL.

- Nồng độ triglyceride bình thường: 200 - 499 mg/dL.

Người bị rối loạn chuyển hóa có thể xuất hiện các triệu chứng đau tim, đột quỵ

Tăng huyết áp

Các yếu tố dẫn đến sự phát triển của chứng tăng huyết áp như: Kháng insulin, stress oxy hóa, viêm, ngưng thở khi ngủ và rối loạn chức năng nội mô. Khi triglyceride chặn các mạch máu, máu không thể lưu thông khắp cơ thể và gây căng mạch máu. Việc tim phải bơm máu mạnh hơn có thể gây ra đột quỵ hoặc suy tim.

- Huyết áp bình thường: <120/80 mm Hg

- Tăng huyết áp: > 180/120 mm Hg

Đường huyết cao

Lượng đường trong máu lúc đói cung cấp thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu mức đường huyết cao, bạn có thể đang bị kháng insulin, đái tháo đường. Hormone tuyến tụy insulin giúp chuyển đổi glucose trong thực phẩm được chuyển đổi thành năng lượng và lưu trữ glucose. Nếu người bị kháng insulin, cơ thể không thể sản xuất đủ insulin để chuyển đổi glucose thành năng lượng. Điều này dẫn đến mức đường huyết lúc đói cao. Theo một nghiên cứu, tình trạng kháng insulin làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 2,8 lần.

- Đường huyết bình thường: 70 - 99 mg/dL

- Tiền đái tháo đường: 100 - 125 mg/dL

- Bệnh đái tháo đường: > 126 mg/dL

Thiết lập kế hoạch giảm cân để tránh nguy cơ mắc bệnh béo phì, đái tháo đường

Béo phì

Béo phì là tình trạng tích tụ chất béo do sự rối loạn chức năng của mô mỡ, gây ra hội chứng chuyển hóa. Ngoài ra, hội chứng chuyển hóa có thể xảy ra ở những người có trọng lượng cơ thể bình thường nhưng lượng chất béo tích tụ ở bụng lớn.

- Kích thước vòng eo ở nam giới: > 101 cm

- Kích thước vòng eo ở nữ giới: > 89 cm

Nồng độ HDL cholesterol thấp

HDL cholesterol là loại cholesterol “tốt” trong cơ thể. HDL cholesterol giúp vận chuyển lượng cholesterol dư thừa và các mảng bám trên động mạch đến gan, để gan loại bỏ những chất thải ra khỏi cơ thể. HDL cholesterol giúp duy trì sức khỏe và giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim. Các tình trạng béo phì, hút thuốc, viêm và đái tháo đường là tác nhân làm giảm nồng độ HDL cholesterol. Do đó, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì các cholesterol “tốt trong cơ thể.

- HDL cholesterol thấp ở nam giới: < 40 mg/dL

- HDL cholesterol thấp ở nữ giới: < 50 mg/dL

Chế độ ăn DASH giúp giảm nguy cơ suy tim hiệu quả tới 40%

Điều trị Hội chứng chuyển hóa

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống

Những người có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống để giữ đường huyết, mỡ máu ở mức an toàn. Lời khuyên của bác sỹ để kiểm soát hội chứng chuyển hóa:

- Tập thể dục, hoạt động thế chất thường xuyên

- Chế độ ăn uống lành mạnh ít đường, muối và chất béo bão hòa

- Chế độ DASH: Ăn nhiều trái cây và rau quả

- Kiểm tra huyết áp và đường huyết thường xuyên

- Không hút thuốc lá, uống rượu

Thuốc

Nhóm người có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa có cần tham khảo ý kiến bác sỹ để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sử dụng một số loại thuốc để kiểm soát đường huyết và huyết áp.

 

Phạm Mơ H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp