Tại sao chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn?

Dường như ai cũng từng cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ sau khi ăn.

Sáng dậy đau đầu, mệt mỏi do mất ngủ phải làm sao?

Đối phó với tình trạng mệt mỏi kéo dài hậu COVID-19

Vì sao bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn?

Chân tay run rẩy, mệt mỏi: Khi nào là dấu hiệu đáng lo?

Nguyên nhân

Buồn ngủ sau khi ăn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số thực phẩm giải phóng những hormone nhất định khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Số lượng thức ăn bạn nạp vào quá nhiều cũng gây ra tình trạng mệt mỏi. Bên cạnh đó, chất lượng giấc ngủ của bạn cũng có tác động không nhỏ tới việc buồn ngủ hay mệt mỏi sau bữa ăn. Rượu, bia cũng là những tác nhân khiến đôi mắt của bạn không thể mở nổi sau khi dùng bữa.

 

Thông thường, bạn sẽ cảm thấy một chút mệt mỏi sau khi ăn, đặc biệt là một bữa ăn có nhiều carbohydrate và protein. Phải mất từ ​​30 đến 40 giờ để tiêu hóa 1 bữa ăn khiến dạ dày bạn phải làm việc mọi lúc. Khi ăn xong, máu cũng sẽ tập trung dồn về dạ dày để tiếp thêm năng lượng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Do đó, lượng máu ở não và các cơ quan khác giảm đi, khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.

Mọi người cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn vì cơ thể sản sinh ra nhiều hơn chất hóa học điều chỉnh tâm trạng và chu kỳ giấc ngủ (serotonin). Trong thực phẩm giàu protein như thịt gà, trứng, pho mát và cá có 1 acid amin là tryptophan sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất serotonin khiến bạn buồn ngủ hơn.

Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và protein dẫn tới mệt mỏi sau khi ăn.

Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và protein dẫn tới mệt mỏi sau khi ăn.

Cách khắc phục tình trạng mệt mỏi sau khi ăn

Chú ý tới đồ ăn

Tốt nhất là bạn nên ăn 1 bữa ăn cân bằng có các thực phẩm chứa protein, chất xơ và chất béo lành mạnh.

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Thay vì ăn 3 bữa lớn mỗi ngày, hãy thử ăn nhiều bữa nhỏ. Hãy ăn 1 nửa của bữa ăn bình thường nhưng thêm bữa ăn nhẹ trước và sau đó. Lượng thức ăn sẽ dễ tiêu hóa hơn rất nhiều thay vì một bữa ăn lớn sẽ khiến bạn cảm thấy uể oải hơn. Đồ ăn nhẹ ví dụ như 1 vài miếng trái cây hoặc các loại hạt có thể giúp ích cho bạn.

Chú ý đến giấc ngủ

Giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến cảm giác của bạn sau khi ăn. Nếu ngủ không đủ, nhịp sinh học sẽ bị đảo lộn và có thể gây mệt mỏi.

Tránh nằm ngay sau khi ăn.

Tránh nằm ngay sau khi ăn.

Vận động cơ thể

Dành ra vài phút đi bộ ngắn quanh khu nhà hay tập những động tác yoga, lượng đường trong máu sẽ được ổn định và duy trì mức năng lượng. Nếu chuẩn bị có 1 bữa ăn thịnh soạn, bạn nên đi bộ hoặc tập thể dục 10 đến 15 phút để quá trình tiêu hóa của bạn diễn ra tốt hơn.

Chú ý tới lượng caffeine

Mặc dù caffeine khiến bạn thấy tỉnh táo hơn nhưng quá nhiều caffeine có thể lại gây tác hại, ảnh hưởng tới thời điểm và chất lượng giấc ngủ của bạn vào ban đêm. Hãy cố gắng nhâm nhi tách cà phê kéo dài suốt buổi sáng để không nhận được quá nhiều caffeine cùng 1 lúc.

 

Sử dụng ánh sáng

Một nghiên cứu cho thấy sử dụng ánh sáng có thể giúp bạn tránh được tình trạng uể oải sau khi ăn. Hãy thử bật 1 ngọn đèn sáng ở bàn làm việc sau bữa trưa có thể giúp ích cho bạn.

Mệt mỏi sau khi ăn có thể là tình trạng nghiêm trọng

Nếu bạn đã thử các phương pháp trên mà vẫn cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn, có lẽ đã đến lúc bạn nên trao đổi với bác sỹ bởi đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như: 

- Thiếu máu

- Rối loạn tiêu hóa

- Bệnh đái tháo đường

- Bị dị ứng

- Chứng ngưng thở lúc ngủ.

Thu Phương (Theo Health.Clevelandclinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kiến thức sống khỏe