Nhìn mờ, phải nheo mắt... là dấu hiệu bạn cần sắm cho mình một cặp kính mới
Vệ sinh kính thuốc thế nào cho đúng?
Vệ sinh kính thuốc thế nào cho đúng?
Đeo kính áp tròng: Lợi bất cập hại
Vì sao nên đeo kính râm cho trẻ khi đi ra ngoài trời nắng?
Đeo kính đọc sách có làm mắt yếu đi?
Tật khúc xạ đang ngày càng gia tăng về mức độ và số lượng các trường hợp bị mắc phải. Theo thống kê dự báo đến năm 2050, ước tính có 49,8% dân số thế giới, tức hơn 4 tỷ người có thể mắc cận thị. Các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị, lác đang ngày càng phổ biến trong thanh thiếu niên.
Nếu không may bị giảm thị lực do tật khúc xạ, bạn cần đi khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt. Từ đó, các bác sỹ tư vấn và cắt cho bạn một cặp kính thuốc phù hợp để cải thiện tầm nhìn.
Kính thuốc không phải sản phẩm có thể mua một lần, dùng cả đời, mà cần điều chỉnh khi tròng kính giảm chất lượng và không còn phù hợp với tình trạng của mắt. Dưới đây là một vài dấu hiệu cảnh báo bạn nên thay kính thuốc:
Đau đầu thường xuyên
Đau đầu là vấn đề thường gặp và khó có thể tìm ra nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy cơn đau xuất hiện thường xuyên, nhất là sau khi theo dõi chăm chú (nhìn lâu vào TV, điện thoại, sách), hãy sớm tái khám tại cơ sở chuyên khoa mắt.
Phải nheo mắt để đọc chữ
Nếu bạn nhận thấy mình phải nheo mắt (nhíu một mắt) khi bạn lướt điện thoại hoặc đọc sách, khả năng cao đã tới lúc bạn cần một cặp kính mới. Việc nheo mắt thay đổi lượng ánh sáng đi vào trong mắt, có thể tạm thời giúp bạn nhìn rõ hơn. Đây là dấu hiệu kính không còn phù hợp với thị lực hiện tại.
Mỏi mắt
Mỏi mắt là hiện tượng thường gặp khi công việc của bạn gây nhiều áp lực tới mắt: Lái xe đường dài, đọc sách liên tục, tiếp xúc với ánh sáng quá chói hoặc quá tối, ngồi trước máy tính nhiều giờ… Đôi mắt mỏi có thể đỏ, chảy nước mắt, khiến tầm nhìn mờ đi. Dấu hiệu này cũng cảnh báo bạn cần một cặp kính mới.
Nhìn mờ
Tình trạng mắt nhìn mờ sẽ diễn ra từ từ, khiến bạn thậm chí không thể nhận ra rằng tầm nhìn của mình không còn sắc nét như khi mới đeo kính. Hiện tượng này có thể xảy ra với cả người cận thị, viễn thị hay loạn thị. Khi đó, bạn cần sớm tới gặp bác sĩ để khám và đo lại kính.
Ngoài ra, khi thói quen đọc không còn như trước: Bạn phải để điện thoại thật gần mắt (do cận thị), hay phải đưa tờ báo ra xa mới đọc được (do viễn thị), bạn cũng nên cân nhắc thay kính thuốc.
Lâu năm chưa thay kính
Nếu cặp kính của bạn có tuổi trên 2 năm, đây là lúc bạn nên tái khám để được cắt kính thuốc mới. Các chuyên gia khuyến cáo, người trưởng thành nên khám mắt toàn diện 2 năm một lần. Người mắc các bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch có thể gặp bác sỹ mắt thường xuyên hơn.
Gặp khó khăn khi lái xe ban đêm
Nếu bạn không thể nhìn đường rõ ràng khi lái xe vào ban đêm, có thể bệnh lý cận thị tiến triển xấu. Những người bị cận thị thường gặp một số khó khăn khi nhìn về đêm, trong điều kiện ánh sáng yếu. Bạn cần đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây quáng gà, điều trị sớm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Thị lực là một trong những giác quan quan trọng của con người. Vì vậy, bạn nên khám mắt định kỳ 1-2 năm/lần để điều chỉnh kính thuốc nếu cần thiết. Đây cũng là cơ hội bạn thử nghiệm một kiểu dáng gọng kính mới, đổi mới vẻ ngoài của mình.
Bình luận của bạn