Nhìn tay bắt bệnh

Biểu hiện, màu sắc của da tay cũng có thể giúp bạn đoán được tình trạng sức khỏe (Ảnh: Nguồn Internet)

“Giải mã” bệnh từ tiếng ho của trẻ

Viên thuốc chẩn đoán ung thư

Nhìn lưỡi, phát hiện bệnh lý đáng ngại của cơ thể

Tia laser phát hiện bệnh qua hơi thở

Đông y cho rằng, trong 12 đường kinh mạch của con người, đại bộ phận đều hội tụ ở đầu ngón tay. Hễ cơ thể bị bệnh thì tín hiệu báo bệnh tật thông qua phản ứng của thần kinh, huyết quản và kinh mạch sẽ đến với các vân tay.
1. Tay bị run
Run tay không phải chỉ gặp ở người già, ngay cả khi còn trẻ bạn cũng có thể bị. Có thể lý do đơn giản do uống quá nhiều caffeine, hoặc một số thuốc bao gồm thuốc hen và thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây run tay, cũng có thể do bệnh Parkinson gây ra. Tuy nhiên, nếu không phát hiện ra bất cứ nguyên nhân khả dĩ nào, hãy lập tức đi khám bác sỹ.
2. Móng tay giòn hoặc yếu
Móng tay giòn có nguy cơ đang bị thiếu kẽm. Theo các chuyên gia, kẽm giúp cho các tế báo da tăng trưởng và thay mới. Nên xem xét bổ sung các thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn để xem tình trạng có cải thiện không. Một số lựa chọn gồm mầm lúa mì, yến mạch, hạt có vỏ cứng và thịt.
Móng tay giòn có nguy cơ đang bị thiếu kẽm
3. Móng tay mềm
Nếu móng tay bị mềm và dễ uốn cong có thể cho thấy sự thiếu hụt protein hoặc calci. Hãy đảm bảo rằng bạn đang thực hiện một chế độ ăn uống giàu các sản phẩm sữa cũng như cá mòi và rau bina. Nếu điều đó vẫn không cải thiện được tình hình thì bạn nên đi khám bác sỹ.
4. Da tay bị bong tróc
Nếu các đầu ngón tay đột nhiên bị bong da thành từng mảng, có thể đó là do bạn bị thiếu hụt vitamin B. Các vitamin B như niacin (vitamin B3) và biotin (vitamin B7) cực kì quan trọng cho da. Bổ sung biotin sẽ giúp da và móng phát triển khỏe mạnh. Trong khi niacin giúp bảo vệ và sữa chữa da bằng cách ngăn ngừa sự hình thành của melanin, tăng cường collagen và cải thiện hàng rào giữ ẩm tự nhiên của da. Ngoài việc sử dụng viên uống bổ sung, bạn cũng nên ăn nhiều các thực phẩm giàu niacin như cá, đậu phộng, nấm và các loại thực phẩm giàu biotin như bơ và cá ngừ vào thực đơn mỗi ngày.
5. Da bàn tay khô, ngứa và phát ban
Việc dưỡng ẩm cho da tay gặp vấn đề như ngứa da, khô da hoặc nổi mụn, bạn sẽ có nguy cơ bị eczema, như vậy việc tham khảo ý kiến bác sỹ về một loại mỡ hoặc kem bôi điều trị là rất cần thiết. Nếu không phải những dấu hiệu của bệnh eczema mà chỉ đơn thuần là da tay bị khô thì nên sử dụng các loại kem giữ ẩm giàu vitamin E và nên bôi vào ban đêm để kem được ngấm vào da tay giúp giữ ẩm lâu hơn.
 Những bàn tay bị khô da, ngứa và phát ban đỏ có nguy cơ bị eczema
6. Đốm nâu trên mu bàn tay
Đây là những đốm do tuổi già mà nguyên nhân trực tiếp là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bàn tay cực kỳ dễ bị tổn thương do ánh nắng vì chúng hấp thu nhiều tia cực tím do tư thế đặt tay trên vô lăng khi lái xe. Vì thế hãy đảm bảo bôi kem chống nắng có SPF cao lên bàn tay khi bạn biết sẽ phải phơi ra dưới ánh nắng trực tiếp trong một thời gian dài.
7. Móng tay có màu nhợt hay trắng
Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh thiếu máu, có nghĩa là cơ thể bạn đã không tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đến các mô, việc đầu tiên là bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể. Bên cạnh đó, nếu  thấy mu bàn tay bị nhăn nheo, các khớp ngón tay bị cứng, không linh hoạt, động vào cái gì có cảm giác chân tay lạnh giá từng cơn một, khi phát ra kèm theo cả chứng như đau bụng, khó chịu, sắc mặt tái xanh, thân vã mồ hôi... khi qua cơn đau lại trở về bình thường, hiện tượng này thường thấy ở những người bị chứng giun đũa.
8. Vệt đen ở gốc móng tay
Nếu bạn nhìn thấy vệt đen ở gốc móng tay, hãy đi khám bác sỹ ngay. Dấu hiệu này có thể báo động bệnh u hắc tố ác tính (một loại ung thư da) giai đoạn sớm, nhưng cần biết rằng loại ung thư da gốc móng này khá hiếm gặp, chỉ chiếm chừng 1 - 3% tổng số trường hợp u hắc tố ác tính. 
Vệt đen ở móng tay rất có thể là nguy cơ báo động bệnh u hắc tố ác tính
9. Đầu ngón tay có màu xanh
Đầu ngón tay đổi màu từ trắng thành xanh rồi thành đỏ có thể báo hiệu hội chứng Raynaud. Tình trạng này thường do các ngón tay và ngón chân bị lạnh giá và có thể đi kèm với đau, tê và ngứa. Các chuyên gia tin rằng hội chứng Raynaud xảy ra do co thắt các mạch máu và giảm tuần hoàn, nhưng nguyên nhân cụ thể còn chưa rõ. Cách điều trị tốt nhất là đeo găng tay, dùng thuốc kê đơn, và tránh stress cảm xúc, tránh hút thuốc lá và tiếp xúc với nhiệt độ thấp.
Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp