Những điều bệnh nhân đái tháo đường nên biết trước khi ăn dứa

Người bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn 100gr dứa/ngày

6 cách giảm tình trạng đường huyết cao sau ăn

Bữa sáng cho người bệnh đái tháo đường với mỡ máu cao

6 biện pháp tự nhiên giúp bạn kiểm soát đái tháo đường type 2

Infographic: 8 triệu chứng cảnh báo đái tháo đường bạn nên chú ý

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau như mắt, thận và tim.

Ngoài việc có một lịch sinh hoạt, tập luyện khoa học thì người bệnh đái tháo đường cũng cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày. Nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường gồm: Hạn chế tinh bột (carbohydrate) trong bữa ăn; Hạn chế các thực phẩm chứa đường đơn (bánh, kẹo, nước ngọt) để tránh đường huyết tăng cao sau ăn; Sử dụng lượng chất béo vừa phải, ưu tiên acid béo không bão hòa từ các nguồn thực phẩm cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu nành, dầu phộng… để tránh rối loạn chuyển hóa; Tăng cường rau xanh, trái cây ít ngọt để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Bên cạnh đó, người bệnh cần chia nhỏ bữa ăn (5-6 bữa/ngày) để tránh tăng đường huyết quá mức sau ăn và hạ đường huyết khi xa bữa ăn.

Trái cây là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, bao gồm chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, những người bị đái tháo đường cần hạn chế ăn và tránh các loại trái cây có chỉ số đường huyết cao.

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới lành mạnh, rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và enzyme giúp tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa viêm nhiễm. Tuy nhiên, việc ăn dứa có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhiều hơn một số loại trái cây khác. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường cần ăn dứa một cách có chừng mực.

Dứa có chỉ số đường huyết từ 51 đến 73, ở mức trung bình đến cao. Bạn không được ăn quá 100gr dứa mỗi ngày vì nếu ăn nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

Theo Indian Express, TS. Rajeev Gupta, Giám đốc khoa đái tháo đường, Bệnh viện Max Super Specialty (Ấn Độ) chia sẻ thêm về các lợi ích khi ăn dứa đúng cách gồm có:

- Dứa rất giàu chất chống oxy hóa có thể giúp giảm chứng viêm và ngăn chặn các gốc tự do (những nguyên tử không bền vững và gây tổn thương đến các tế bào, gây ra bệnh tật và lão hóa).

- Dứa là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời và giúp tăng cường miễn dịch. Bên cạnh đó, loại quả này còn có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.

- Chất xơ có trong dứa giúp giảm lượng đường trong máu, điều hòa nhu động ruột, giảm cholesterol và cũng có thể quản lý cân nặng./

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp