Trong mùa nắng nóng, cần bổ sung nước thường xuyên để ngăn ngừa mất nước
Bổ sung nước thế nào trong thời tiết nắng nóng?
Những điều cần lưu ý kẻo “rước họa vào thân”
Uống nước sao cho đúng khi tập thể dục trong mùa Hè?
6 loại rau củ quả “giải cứu” cơ thể trong mùa hanh khô
Theo nhận định của Chương trình Biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, tháng 7 năm nay có thể trở thành tháng 7 nóng nhất lịch sử. Cơ quan này cho hay, biến đổi khí hậu kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó có các đợt nắng nóng kéo dài tại khắp châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.
Tại nước ta, dự báo Bắc Bộ nắng nóng đến ngày 27/7, trong khi đợt nắng nóng tại Trung Bộ còn mở rộng và kéo dài thêm vài ngày. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo, nắng nóng có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Khát, khô miệng là dấu hiệu điển hình thông báo cơ thể bạn đang mất nước. Tuy nhiên, đừng chỉ đợi khi cảm thấy khát mới uống nước. Một vài cách kiểm tra sau có thể giúp bạn nhận ra tình trạng mất nước và bổ sung kịp thời.
Bài kiểm tra 3 giây
Đây là một mẹo giúp bạn kiểm tra độ đàn hồi của da bàn tay, từ đó có thể cân nhắc bù nước cho cơ thể. Cách làm rất đơn giản: Dùng hai ngón tay nhéo (véo) da trên mu bàn tay (hoặc các đốt ngón tay) khoảng 3 giây, rồi thả ra và quan sát phần da đó trở lại bình thường.
Theo BS Karan Raj – bác sỹ phẫu thuật hợp tác với Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) tại Anh, nếu cơ thể bạn đã đủ nước, vùng da bị nhéo sẽ nhanh chóng trở lại như ban đầu. Nhưng khi cơ thể thiếu nước, da sẽ mất đi độ đàn hồi vốn có, dấu véo sẽ mất nhiều thời gian hơn mới biến mất.
Chia sẻ với Today, chuyên gia dinh dưỡng Samantha Cassetty - nhà sáng lập Trung tâm Dinh dưỡng và Sức khỏe Samantha Cassetty (New York, Mỹ) cho hay, cách làm này tuy hữu ích nhưng không phải lúc nào cũng chính xác. Đây có thể chỉ là do tình trạng da kém đàn hồi, thường gặp ở người cao tuổi. Ngoài ra, với trẻ nhỏ, bài kiểm tra 3 giây này cũng không đảm bảo kết quả chính xác. Bệnh lý như rối loạn thần kinh thực vật, ảnh hưởng tới thể tích tuần hoàn cũng làm thay đổi tính đàn hồi của da.
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, tình trạng dấu nhéo trên da chậm mất đi có thể là dấu hiệu mất nước trung bình đến nghiêm trọng (từ 10% trọng lượng cơ thể trở lên). Bạn cũng có thể làm bài kiểm tra 3 giây ở các vùng da khác như cẳng tay hay trên bụng.
Kiểm tra màu nước tiểu
Theo chuyên gia Cassetty, ngoài thử nhéo da tay, bạn còn có thể nhìn màu sắc nước tiểu để nhận biết cơ thể có cần bổ sung nước hay không. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, nước tiểu bình thường sẽ trong và có màu vàng nhạt. Ngược lại, khi cơ thể thiếu nước, nước tiểu sẽ có màu sẫm hơn.
Ngoài ra, nếu số lần đi tiểu trong ngày chỉ khoảng 2 - 3 lần hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ chính là biểu hiện của cơ thể đang bị thiếu nước.
Khi đó, bạn cần uống thêm nước lọc, lưu ý uống thong thả từng ngụm nhỏ. Người mất nước do đổ nhiều mồ hôi, làm việc hoặc tập luyện nặng có thể cân nhắc uống nước điện giải. Thức uống được bổ sung các chất điện giải như natri, kali, magne… giúp cơ thể hấp thu và cân bằng lượng dịch tốt hơn là chỉ uống nước lọc.
Bình luận của bạn