Ăn mía rất tốt với những người thiếu máu do thiếu sắt
Trẻ thiếu máu do thiếu sắt ăn gì?
Cứ ăn lại lo... thừa hay thiếu sắt
Những dấu hiệu của cơ thể thiếu sắt
Mẹ bầu thiếu sắt dễ sinh con bị tự kỷ
Thiếu máu có thể do thiếu sắt, chức năng tạo máu của tuỷ kém hay thiếu các chất tạo máu... Người mắc bệnh thiếu máu thường gặp các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, tê tay chân, kết mạc mắt có màu nhạt, phụ nữ có lượng kinh ít, bế kinh... Người thiếu máu nên chú trọng bổ sung thêm sắt, acid folic và các vitamin C, B12. Những thực phẩm nào chứa các loại dưỡng chất cần thiết này?
1. Cải bó xôi
Cải bó xôi chứa nhiều acid folic là dưỡng chất cần thiết để sản xuất tế bào máu. Cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi nếu trong ba tháng không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất này. Acid folic còn có nhiều trong các loại rau xanh như măng tây, súp lơ xanh, đậu lăng... Lưu ý không chế biến rau củ quá chín hoặc không bảo quản trong tủ lạnh vì có thể làm mất đi acid folic.
2. Cá ngừ
Cá ngừ là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B12. Thiếu hụt vitamin B12 thường gặp ở người ăn chay vì loại vitamin này được tìm thấy trong thực phẩm từ động vật. Trong đó có vitamin B12 là một trong những thành phần quan trọng giúp tăng cường hoạt động của các tế bào hồng cầu trong máu.
Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến rối loạn tự miễn, khi đó hệ miễn dịch sẽ quay lại tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày, làm niêm mạc mỏng, dạ dày sản sinh ít acid hơn, ảnh hưởng đến việc giải phóng vitamin B12 khỏi protein. Các thực phẩm giàu vitamin B12 còn có trong gan động vật, trứng và bí đỏ.
Cá ngừ giàu vitamin B12 giúp tăng cường hoạt động của các tế bào hồng cầu trong máu
3. Mía
Mía là nguồn cung cấp rất nhiều các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, calci, phospho, mangan… Trong đó, kẽm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các tế bào máu. Hàm lượng sắt trong mía cao, lên đến 9mg/kg, rất tốt cho máu. Do vậy, nếu người bệnh thiếu máu do thiếu sắt thì ăn mía là một giải pháp lý tưởng. Tuy nhiên, một số quan điểm cho rằng những người có gan, lá lách yếu nên hạn chế ăn mía. Măng tây, hạt mè, hạt điều, quả vả và nho đen cũng là những thực phẩm giàu chất sắt.
4. Chanh
Khi bị thiếu máu, nên tăng cường tiêu thụ các loại trái cây và rau củ giàu vitamin C. Chế biến một số món ăn có sử dụng chanh làm chất gây chua cũng là cách hiệu quả để bổ sung vitamin C. Trong cà chua, dâu tây, ổi, ớt chuông... cũng có hàm lượng vitamin C dồi dào.
Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng quá nhiều các loại thảo mộc vì chúng chứa nhiều acid oxalic gây rối loạn hấp thu sắt. Bên cạnh đó, cần giảm uống cà phê, trà và chất cồn vì chúng hình thành chất tannate, ảnh hưởng đến việc hấp thu chất sắt của dạ dày.
5. Cà rốt
Cà rốt có chứa acid folic và các vitamin cần thiết giúp bổ máu
Cà rốt là một loại thực phẩm được biết đến với công dụng đặc biệt tốt cho mắt nhờ hàm lượng beta-carotene phong phú. Chất này còn là một chất Dinh dưỡng đặc biệt rất có công hiệu trong việc bổ máu. Bên cạnh đó, cà rốt có chứa nhiều chất bổ khác như các vitamin A, B, C, D, E, acid folic, kali và sợi pectin (giúp hạ cholesterol máu). Các khoáng chất và vitamin có trong cà rốt đều ở dạng dễ hấp thụ vào cơ thể nên đây là một loại thực phẩm không nên bỏ qua. Tuy nhiên, lưu ý không nên ăn quá nhiều cà rốt vì có thể khiến vàng da.
Thiếu máu làm cho khả năng miễn dịch của cơ thể kém dẫn đến phát sinh bệnh tật. Khi thiếu máu, người bệnh cũng nên chú ý hơn đến việc cải thiện môi trường sống, giảm bớt gánh nặng về tinh thần, nghỉ ngơi, đồng thời kết hợp với các phương pháp điều trị khác nhau.
Hiện nay, việc bổ sung dưỡng chất bằng các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) cho những người bị thiếu máu đang là xu hướng được các bác sỹ và người bệnh tin dùng. Cách này giúp bổ sung dưỡng chất với hàm lượng vừa đủ, có thể định lượng được, hơn nữa lại tiện dụng hàng ngày. Nên tham khảo ý kiến bác sỹ về sản phẩm và liều lượng trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bình luận của bạn