Du khách đi ngang qua biển cảnh báo về nhiệt độ nguy hiểm tại khu vực Thung lũng Chết (Death Valley), Công viên quốc gia lớn nhất nước Mỹ, vào tháng 7/2024 - Ảnh: Daniel Jacobi II/AP.
Biến đổi khí hậu - “Tấn công” toàn diện sức khỏe con người
Biến đổi khí hậu có liên quan thế nào đến nguy cơ suy thận?
Hiện tượng nóng lên toàn cầu: Sự kết hợp chết người giữa nhiệt độ và độ ẩm
WHO cảnh báo "mối đe dọa đại dịch" sốt xuất huyết do sự nóng lên toàn cầu
Theo AFP, báo cáo hàng tháng từ NOAA cũng lưu ý, năm 2024 hiện có 77% khả năng trở thành năm nóng nhất trong lịch sử.
Được biết, các số liệu tính toán của NOAA có sự chênh lệch so với Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh Châu Âu (EU), đơn vị sử dụng một bộ dữ liệu khác đã tính toán nhiệt độ trung bình của tháng 7 thấp hơn một chút so với tháng 7 năm 2023.
Tuy nhiên, cả hai cơ quan này đều nhất trí về xu hướng đáng báo động của nhiệt độ phá vỡ kỷ lục, khi trong năm 2023, thế giới đã chứng kiến tháng này qua tháng khác nhiệt độ đạt những mức cao mới.
Theo NOAA, năm 2024 chắc chắn sẽ là 1 trong 5 năm nóng nhất lịch sử. Vào tháng 7/2024, nhiệt độ toàn cầu cao hơn 1,21 độ C so với mức trung bình của thế kỷ 20 là 15,8 độ C.
Tháng 7 vừa qua cũng đã chứng kiến một loạt các đợt sóng nhiệt trên khắp các quốc gia Địa Trung Hải và vùng Vịnh. Trong đó, Châu Phi, Châu Âu và Châu Á ghi nhận tháng 7 nóng nhất trong lịch sử, trong khi Bắc Mỹ đã trải qua tháng 7 nóng thứ hai trong lịch sử.
NOAA cho biết, nhiệt độ đại dương ghi nhận tháng 7 ấm thứ hai từ trước đến nay. Trong khi đó, các nhà khoa học tại Cơ quan khí hậu của Liên minh Châu Âu Copernicus lưu ý: “Nhiệt độ không khí trên đại dương vẫn cao bất thường ở nhiều khu vực”, mặc dù có sự thay đổi từ hình thái thời tiết El Nino sang hình thái thời tiết La Nina có tác dụng làm mát.
Diễn biến thời tiết khắc nghiệt các khu vực trên thế giới trong tháng 7
Hãng tin Reuters dẫn lời nhà nghiên cứu khí hậu Julien Nicolas của Copernicus cho biết: "Hiện tượng El Nino đã kết thúc nhưng mức nhiệt toàn cầu vẫn tăng lên, bức tranh toàn cảnh khá giống tình hình của một năm trước".
Ngày 7/8, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cũng ban hành một cảnh báo cho biết nhiệt độ cực cao đã tấn công hàng trăm triệu người trong suốt tháng 7. Dù dữ liệu chính thức từ cơ quan của Liên Hợp Quốc này chưa được công bố nhưng qua đó cũng nhấn mạnh tính cấp thiết của Lời kêu gọi hành động về tình trạng nóng lên cực độ của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres.
Theo CNN, nhiệt độ tháng 7 ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến một số khu vực, bao gồm miền Tây Canada và miền Tây nước Mỹ, với khoảng 1/3 dân số Mỹ được cảnh báo tại một thời điểm vì nắng nóng kỷ lục và nguy hiểm.
Trong khi đó, ở miền Nam và miền Đông Châu Âu, Bộ y tế Italia đã đưa ra cảnh báo nắng nóng nghiêm trọng nhất đối với một số thành phố phía Nam Châu Âu và vùng Balkan. Hy Lạp buộc phải đóng cửa điểm thu hút du lịch văn hóa lớn nhất của mình, Acropolis, do nhiệt độ ngoài trời tăng quá cao. Còn phần lớn nước Pháp cũng được cảnh báo nắng nóng khi nước này chào đón Thế vận hội Olympics vào cuối tháng 7.
Tại Châu Á, nhiệt độ trung bình hàng tháng của Nhật Bản vào tháng 7 vừa qua đã ghi nhận là cao nhất lịch sử tính từ năm 1898, "đánh bại" kỷ lục về nhiệt độ được thiết lập vào năm ngoái. Chính quyền Nhật Bản cho biết, hơn 120 người đã tử vong vì do đợt nắng nóng kỷ lục ở Tokyo trong suốt tháng 7. Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, những ngày gần đây, nhiệt độ tối đa hàng ngày đã tăng lên trên 38°C tại nhiều trạm thời tiết và nhiệt độ trung bình hàng tháng tại 62/153 trạm khí tượng trên toàn quốc là mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 7.
Nắng nóng gay gắt dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra trên khắp nước Nhật trong tháng 8 và cơ quan khí tượng nước này khuyên mọi người nên chú ý đến dự báo nhiệt độ và cảnh báo say nắng, đồng thời thực hiện biện pháp thích hợp để phòng ngừa say nắng.
Tháng 7 vừa qua tại Trung Quốc cũng ghi nhận là tháng nóng nhất kể từ năm 1961. Theo Cục Khí tượng Trung Quốc, nắng nóng tiếp tục kéo dài đến tháng 8, với nhiệt độ tối đa hàng ngày trên 40°C ở nhiều nơi ở miền Đông Trung Quốc. Còn Ấn Độ ghi nhận tháng 7 năm nay là tháng nóng thứ 2 trong lịch sử, với nhiệt độ tối thiểu vào ban đêm cao nhất kỷ lục kể từ năm 1901.
Pakistan và Cộng hòa Hồi giáo Iran đều phải hứng chịu những đợt nắng nóng liên tục cũng trong tháng 7, khiến nước này buộc phải đóng cửa trường học vì nắng nóng. Bahrain ghi nhận tháng 7 nóng kỷ lục (kể từ năm 1902), với nhiệt độ trung bình hàng tháng là 37,4°C, hay cao hơn 2,3°C so với mức bình thường dài hạn trong tháng 7.
Biến đổi khí hậu cũng đã gây ra các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đang tàn phá toàn cầu, diễn ra ngay trong những tuần gần đây. Như: tại Cape Town, Nam Phi, hàng ngàn người phải di dời do mưa xối xả, gió giật, lũ lụt và nhiều hơn thế nữa. Trong khi đó, một vụ lở đất chết người xảy ra ở đảo Sulawesi của Indonesia. "Siêu bão" Beryl đổ bộ vào Texas, Mỹ đã trở thành cơn bão cấp 5 sớm nhất được ghi nhận vào đầu tháng 7 một phần là do nước biển Caribbean trong tháng 7 nóng như vào thời kỳ đỉnh điểm của mùa bão. Còn tại Châu Phi, phần lớn người dân nơi đây đều phải chịu các đợt nắng nóng kỷ lục trong tháng 7.
El Nino kết thúc, liệu tháng 7 đã chấm dứt chuỗi 13 tháng kỷ lục nhiệt độ toàn cầu?
Theo CNN, Gavin Schmidt, nhà khí hậu học và là Giám đốc Viện Nghiên cứu Vũ trụ Goddard cho biết: “Mọi thứ sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn bởi vì chúng ta vẫn không ngừng làm những việc khiến chúng trở nên tồi tệ hơn”.
Ông Schmidt lưu ý rằng, các phương pháp tính toán khác nhau vẫn có thể tạo ra các kết quả khác nhau, bao gồm cả việc sau tháng 7 thậm chí có thể tiếp tục chuỗi đó.
“Việc tháng 7 có phải là kỷ lục hay không là kỷ lục, có quan trọng không? Không, bởi vì điều quan trọng là điều đang tác động đến tất cả mọi người. Thực tế là nhiệt độ năm nay và năm ngoái vẫn nóng hơn rất nhiều so với những năm 1980, so với thời kỳ tiền công nghiệp. Và chúng ta đang thấy những tác động của sự thay đổi đó" - ông Gavin Schmidt nhấn mạnh, theo CNN.
Theo Copernicus, “ngày càng có khả năng” năm 2024 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử. “Những tác động tàn khốc của biến đổi khí hậu đã bắt đầu từ trước năm 2023 và sẽ tiếp tục cho đến khi lượng khí thải nhà kính toàn cầu đạt mức ròng bằng 0”, bà Samantha Burgess, Phó Giám đốc Copernicus nhận định.
Bình luận của bạn