Hội chứng chân bồn chồn có thể khắc phục bằng một số cách đơn giản tại nhà
7 lợi ích sức khỏe ít ai ngờ của việc tập thể dục
10 triệu chứng viêm khớp dạng thấp bạn không nên bỏ qua
Hướng dẫn tự chăm sóc để điều trị viêm khớp dạng thấp tại nhà
Còn trẻ nhưng chân tay lúc nào cũng run điều trị như thế nào?
Các triệu chứng của hội chứng chân bồn chồn
- Cảm giác ngứa ran hoặc buồn ở chân;
- Mỏi, chuột rút;
- Ngứa;
- Đánh trống ngực hoặc khó chịu;
- Căng cơ hoặc giật cơ.
Những triệu chứng này có thể xảy ra thường xuyên hơn vào ban đêm vào kéo dài khoảng một giờ hoặc lâu hơn.
Bị hội chứng chân bồn chồn phải làm gì?
Hội chứng chân bồn chồn không có cách chữa trị, nhưng một số phương pháp và thay đổi lối sống có thể giúp bạn kiểm soát nó.
1. Tập thể dục
Những người ít vận động thường gặp nhiều rắc rối hơn với hội chứng chân bồn chồn. Vì vậy, việc đầu tiên là bạn nên thường xuyên tập thể dục. Hoạt động thể chất giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cơ và ngăn ngừa giữ nước.
Tập thể dục thường xuyên kích thích tuần hoàn máu và hạn chế hội chứng chân bồn chồn
2. Đi tất
Đi tất khi đi ngủ giúp bạn giữ bàn chân ở một nhiệt độ nhất định để tránh cảm lạnh. Cảm lạnh có thể gây ra một số triệu chứng của hội chứng chân bồn chồn. Nhiều người tin rằng đây là một mẹo tuyệt vời để giảm nguy cơ các bệnh về khớp và hội chứng chân bồn chồn.
3. Hạn chế căng thẳng
Mặc dù nhiều người nghĩ rằng căng thẳng không liên quan gì đến chân bồn chồn nhưng căng thẳng trong thời gian dài có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến hội chứng chân bồn chồn. Căng thẳng gây ra những thay đổi nồng độ hormone của bạn, tình trạng lưu thông máu và các chức năng cơ thể quan trọng khác. Một gợi ý cho bạn là hãy tập các kỹ thuật thư giãn như yoga và thiền để kiểm soát tâm trạng.
Thiền định hay yoga giúp loại bỏ cảm giác buồn bực chân tay
4. Sử dụng miếng dán lạnh và nóng
Miếng dán nóng và lạnh là lựa chọn hiệu quả giúp giảm cảm giác ngứa ran, căng thẳng và nóng rát ở chân. Đầu tiên bạn sử dụng miếng dán nóng, sau đó dùng miếng dán lạnh. Giữ miếng dán trong vài phút để chúng có tác dụng sau đó bỏ đi và lau khô vùng da bạn mới dán lên.
5. Massage
Massage giúp chân của bạn được thư giãn và kích thích lưu thông máu ở chân. Điều này làm giảm căng cơ và giúp bạn tránh bị chuột rút vào ban dêm.
Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu như tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu hương thảo, tinh dầu cây bách để massage chân.
Massgae chân kích thích lưu thông máu ở chân, hạn chế căng cơ và chuột rút
6. Bổ sung magne
Thiếu magne gây ra những vấn đề khác nhau liên quan đến cơ bắp. Những người bị mắc hội chứng chân bồn chồn thường bị thiếu magne. Bạn có thể bổ sung magne từ các loại thực phẩm như hải sản, hạt bí ngô, các loại rau xanh, quả hạch, quả bơ...
Bình luận của bạn