- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bà bầu bị trầm cảm có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và con
Vì sao người bệnh đái tháo đường dễ bị trầm cảm?
Dùng thuốc chống trầm cảm có gây suy giảm trí nhớ?
Chế độ ăn cho người bị trầm cảm: Nên và không nên ăn gì?
Sang chấn tâm lý, stress nặng dễ mắc bệnh tự miễn
Nghiên cứu của Đại học Y khoa Bristol (Anh) đã tiến hành theo dõi 2.390 phụ nữ mang thai trong độ tuổi từ 19 - 24, từ năm 1990 - 1992, sau đó lặp lại quy trình này với 180 con gái của họ mang thai từ năm 2012 - 2016.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, tỷ lệ trầm cảm và rối loạn lo âu đã tăng từ 17% trong nhóm phụ nữ nghiên cứu đầu tiên lên 25% trong nhóm thứ hai (tăng 50%).
Họ cho rằng, những thay đổi về xã hội và đời sống như: Căng thẳng mãn tính, thiếu ngủ, thói quen ăn uống, lối sống lười vận động, và nhịp sống nhanh chóng hiện đại... có thể là nguyên nhân tăng tỷ lệ trầm cảm ở giới trẻ.
Bên cạnh đó, những yếu tố trên dường như còn được "khuyến đại" hơn khi phụ nữ mang thai, vì vậy nó cũng là lý do khiến phụ nữ ngày nay dễ bị trầm cảm hơn so với thế hệ trước.
TS. Tiến sĩ Rebecca Pearson - tác giả nghiên cứu, giảng viên Dịch tễ học Tâm thần tại trường Đại học Y khoa Bristol cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy, trầm cảm ở phụ nữ ngày nay có thể được thúc đẩy bởi sự căng thẳng và áp lực xã hội nhiều hơn là cảm xúc hay tâm trạng tồi tệ".
Bà Clare Livingstone - Cố vấn Chính sách Chuyên nghiệp tại Royal College cũng chia sẻ: “Bệnh trầm cảm rõ ràng đang gia tăng trên toàn bộ dân số và bây giờ chúng ta đang thấy sự gia tăng tương ứng trong trầm cảm tiền sản. Tuy nhiên, tỷ lệ trầm cảm trong thai kỳ tăng lên tới 50% trong một thế hệ khá đáng báo động.
Điều này cho thấy chúng ta cần có những biện pháp cụ thể để phòng ngừa các rối loạn tâm thần ở phụ nữ mang thai và hạn chế các vấn đề sức khỏe liên quan.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí JAMA Network Open.
Bình luận của bạn