- Chuyên đề:
- Suy tim
Hẹp van tim quá nặng có thể buộc người bệnh phải thay van để kéo dài tuổi thọ
Các dạng bệnh van tim và triệu chứng cảnh báo
Bệnh cơ tim giãn: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa
Suy tim độ 3 sống được bao lâu, làm sao kéo dài tuổi thọ?
Bị thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì để giảm triệu chứng?
Hẹp van tim gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bởi các triệu chứng
Các triệu chứng hẹp van tim thường xuyên xảy ra khiến người bệnh gặp khó khăn trong hoạt động hàng ngày, giảm khả năng hoạt động thể lực. Thậm chí, với những người hẹp van tim nặng, ngay cả sinh hoạt cá nhân như đi lại, tắm giặt... cũng bị phụ thuộc.
Nguyên nhân là bởi hẹp van tim thường tiến triển chậm, âm thầm. Do đó, trong thời gian đầu khi bị hẹp van tim, bạn khó có thể cảm nhận được sự thay đổi gì. Thông thường, các triệu chứng hẹp van 2 lá, van động mạch chủ sẽ bộc lộ sớm hơn so với hẹp van 3 lá, van động mạch phổi. Các triệu chứng nhận biết bao gồm:
- Đau tức ngực, khó thở và mệt mỏi tăng dần theo mức độ hẹp van, đặc biệt là khi người bệnh gắng sức.
- Hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu.
- Ho khan tăng dần, nhất là khi nằm hay về đêm.
- Tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, chân tay lạnh.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, hẹp van tim có thể tiến triển nhanh chóng, tăng nặng thành suy tim với các triệu chứng như:
- Ho ra máu, khó thở khi hoạt động thường ngày, kể cả lúc nghỉ ngơi.
- Trướng bụng, phù nề bàn chân hoặc mắt cá chân.
- Tăng cân nhanh bất thường (thường là do giữ nước trong cơ thể).
- Nhịp tim nhanh, ngất xỉu.
Hẹp van tim tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
Hẹp van tim có thể dẫn tới suy tim, rung nhĩ
Hẹp van tim làm giảm lượng máu lưu thông giữa các buồng tim, gây ra tình trạng ứ đọng máu ở phổi hoặc ở các buồng tim. Do đó, người bệnh cần cảnh giác vì hẹp van tim có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:
- Suy tim: Tình trạng hẹp van tim khiến tim bị cản trở lưu thông máu. Lúc này, tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo đủ lượng máu đi nuôi cơ thể. Theo thời gian, điều này có thể khiến tim bị suy yếu, gây suy tim.
- Tăng áp lực động mạch phổi: Nếu máu ứ tại phổi sẽ làm tăng áp lực lên thành động mạch phổi.
- Rối loạn nhịp tim: Đây cũng là một biến chứng do hẹp van gây ra, thường gặp nhất là rung thất, rung nhĩ và nhịp nhanh thất.
- Rung tâm nhĩ: Đây là biến chứng rất nguy hiểm, có thể làm ngừng tim hoặc xuất hiện các cục máu đông. Các cục máu đông này khi di chuyển lên não sẽ gây tắc mạch máu não, dẫn tới đột quỵ. Nếu rơi vào phổi, cục máu đông có thể gây phù phổi cấp, thuyên tắc phổi.
- Tim to: Máu ứ tại các buồng tim sẽ khiến tim giãn rộng ra và to hơn. Điều này làm giảm khả năng bơm máu của tim và tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.
Cách giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của hẹp van tim
Do hẹp van tim nặng có thể dẫn tới việc phải phẫu thuật thay van tim, bạn nên chủ động điều trị bệnh từ sớm, kết hợp các biện pháp thay đổi lối sống lành mạnh hơn… để cải thiện, kiểm soát bệnh.
Dùng thuốc để giảm triệu chứng
Một số loại thuốc (như thuốc ức chế men chuyển ACE, thuốc chẹn beta giao cảm…) có thể giúp bạn giảm tình trạng hoạt động quá tải cho tim, kiểm soát nhịp tim và giảm các triệu chứng khó chịu, trì hoãn thời gian phải nong van tim hoặc thay van.
Ngoài ra, còn có một số loại thuốc được sử dụng trong bệnh hẹp van như thuốc lợi tiểu (giúp giảm khó thở, phù nề), thuốc chống đông máu (phòng ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim), thuốc chống loạn nhịp tim (ngăn ngừa cục máu đông) và thuốc kháng sinh (chống nhiễm khuẩn).
Thay đổi lối sống lành mạnh hơn
- Tập thể dục thường xuyên: Giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, tránh nguy cơ đông máu, giảm mỡ máu và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
- Khám sức khỏe định kỳ: Giúp phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề tim mạch, từ đó giúp bạn phục hồi nhanh hơn, ngăn chặn hẹp van tim xấu đi theo thời gian.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Người bị hẹn van tim nên giảm ăn mặn, giảm chất béo, tránh các chất kích thích (như rượu bia, cà phê, trà đặc) có thể gây rối loạn nhịp tim khi bị hẹp van tim.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm giàu chất xơ hoà tan. Nên ăn thực phẩm ít béo hoặc chứa chất béo không bão hòa như cá, thịt gia cầm bỏ da, dầu thực vật… thay vì mỡ động vật, đồ chiên rán.
Với một số người bệnh đang dùng thuốc kháng vitamin K để ngừa cục máu đông cần lưu ý không ăn các loại rau màu xanh đậm, các loại rau họ cải và một số thực phẩm giàu vitamin K như rau diếp, bắp cải, rau cải, súp lơ trắng, măng tây… Các thực phẩm này có thể làm giảm hiệu lực của thuốc kháng đông, tăng nguy cơ huyết khối.
Sử dụng sản phẩm giúp tăng cường chức năng tim
Bên cạnh dùng thuốc và thay đổi lối sống, sử dụng thêm sản phẩm giúp tăng cường chức năng tim cũng là cách giúp người bệnh hẹp van tim kiểm soát bệnh tốt hơn. Sản phẩm này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu qua van, giảm áp lực lên van tim, từ đó làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa van tim hẹp nặng hơn và biến chứng hẹp van tim tiến triển.
Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng và được đăng tải trên tạp chí quốc tế, nhằm đảm bảo độ tin cậy, hiệu quả hỗ trợ điều trị.
Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - hỗ trợ tăng cường chức năng tim
TPBVSK Ích Tâm Khang có hiệu quả hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; Giảm cholesterol, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu... đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả được đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu (Canada).
Sản phẩm Ích Tâm Khang phù hợp cho người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch (do tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành....) và người có nguy cơ tim mạch như người cao tuổi, có tiền sử gia đình bị tim mạch.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn