5 lời khuyên cho chế độ ăn của người mắc bệnh tim

Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên giúp tim luôn ổn định.

Bệnh tim mạch ảnh hưởng thế nào tới tình dục ở nam giới?

Cô đơn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Thử nghiệm tế bào gốc: Hy vọng mới cho bệnh tim mạch

Infographic: 17 thực phẩm tốt cho tim mạch

Cắt giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa

Các loại thực phẩm chiên bao gồm nhiều các chất béo có hại làm tăng lượng cholesterol là những thực phẩm nguy hiểm cho người bị bệnh tim. Sữa nguyên kem hoặc thịt đỏ cũng chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho người bệnh.

Tốt nhất, bạn nên thay thế tất cả các chất béo có hại bằng các chất béo lành mạnh như:

Acid béo omega-3 từ cá hồi, cá trích, hạt lanh, dầu hạt cải, quả óc chó,…

Acid béo omega-6 từ dầu thực vật, đậu nành, các loại hạt,...

Hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, quả hồ đào và bơ làm từ các loại hạt chứa nhiều acid béo không bão hòa đơn

Chọn các thực phẩm ít cholesterol

Cách tốt nhất để giảm lượng cholesterol là lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa, chất xơ và protein. Chất xơ tự nhiên làm giảm mức độ cholesterol có hại trong cơ thể. Các loại thực phẩm tăng cường chất sterol hoặc stanols có trong thực vật giúp ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol có hại.

Một số thực phẩm hạn chế lượng cholesterol tốt nhất bao gồm trái cây, rau, cá, đậu, bột yến mạch, quả óc chó, dầu olive, các loại hạt…

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Một chế độ ăn nhiều chất xơ có thể làm giảm các cholesterol có hại và cung cấp chất dinh dưỡng giúp chống lại bệnh tim mạch. Bằng cách làm phong phú chế độ ăn uống của bạn với ngũ cốc nguyên hạt, hạt lanh, rau và trái cây, bạn sẽ dễ dàng bổ sung chất xơ và làm giảm nguy cơ đau tim hoặc nhồi máu cơ tim sau này.

Loại bỏ thức ăn mặn

Quá nhiều muối trong chế độ ăn uống có thể làm tăng huyết áp, yếu tố chính gây đau tim. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, không nên tiêu thụ quá 1 muỗng cà phê muối mỗi ngày.

Thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn thường có xu hướng chứa nhiều muối. Chính vì vậy, ăn thực phẩm tươi sống, súp rau hữu cơ hoặc các món hầm có thể làm giảm đáng kể lượng natri không cần thiết.

Kiểm soát khẩu phần ăn

Tăng khẩu phần ăn có thể dẫn đến tăng cân. Bệnh béo phì sẽ chỉ tạo thêm áp lực lên tim của bạn khi tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những bước quan trọng để duy trì trọng lượng cơ thể, giúp cho tim ổn định.

Với những người mắc bệnh tim mạch, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện với cường độ phù hợp, có thể lựa chọn sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng phù hợp để giúp ổn định tình trạng bệnh lý.
Lưu ý: Luôn tham khảo ý kiến chuyên môn trước khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm.
Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch